Đại diện Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) nhấn mạnh đối tác Nhật Bản sẽ là những người giúp nông sản Việt Nam mở cánh cửa bước vào thị trường này.
Nông sản là mặt hàng vô cùng nhạy cảm và được bảo hộ cao tại Nhật Bản. Ảnh: VOV
Chia sẻ tại “Hội thảo xúc tiến thương mại nông sản, thực phẩm sang các thị trường EU và Nhật Bản”, ông Lê An Hải, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) khẳng định, “chúng ta không thể đi một mình trong tiếp cận thị trường Nhật Bản”. Theo ông, “nếu không có đối tác Nhật Bản, chúng ta không bao giờ tiếp cận được quốc gia này bởi việc xây dựng được một thương hiệu Việt có uy tín thật sự rất khó”.
Việc có được một đối tác Nhật Bản sẽ “giúp chúng ta định hướng sản phẩm nào, khu vực nào phù hợp” cũng như “có hỗ trợ về thủ tục và giấy tờ”.
Ông Hải cho biết Nhật Bản có 4 hòn đảo lớn chiếm khoảng 97% diện tích và mỗi vùng miền lại có một văn hóa và cấu trúc kinh tế khác nhau. “Đưa hàng sang Nhật Bản cần xác định là đưa hàng vào đâu, xuất khẩu sang Nhật Bản là Nhật nào, Nhật Tokyo hay Nhật Osaka” và do đó, doanh nghiệp cần tính toán đến yếu tố này khi nghiên cứu thị trường.
Nhật Bản được biết đến là quốc gia có sự bảo hộ rất lớn đối với nông nghiệp. Mặc dù chỉ có khoảng 0,4% dân số tham gia vào nông nghiệp và đóng góp chỉ khoảng hơn 1% GDP, lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong chính trị Nhật Bản, ảnh hưởng lên số phiếu trong cuộc bầu cử.
Không chủ vậy, Nhật Bản có thể xem là thị trường đặt tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng sản phẩm vì quốc gia này đề cao các yếu tố liên quan đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Hệ thống tiêu chuẩn nông sản của đất nước mặt trời mọc rất cao và rất khắt khe, thậm chí hơn cả thị trường Mỹ và EU, ông Hải nhấn mạnh.
Những vấn đề trên gây ra khó khăn cho nông sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam xuất phát điểm tương đối thấp hơn so với Nhật Bản.
Ông Hải cho rằng khi doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản, cần lưu ý tới bài toán kênh phân phối, phải tính toán xem hàng hóa đi vào đâu hay đi qua chuỗi siêu thị nào. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư vào giống, công nghệ sản xuất cùng nhiều yếu tố bên ngoài sản xuất, những yếu tố tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của hàng hóa.
“Nhật Bản cũng giống như nhiều nước khác, có nhu cầu nhập khẩu tất cả sản phẩm nông sản, thực phẩm tiêu dùng cho người dân nhưng có điều kiện, tiêu chuẩn, văn hóa tiêu dùng rất khốc liệt”, đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đánh giá.
Về chiến lược dài hạn, xuất khẩu sang Nhật Bản không chỉ dừng lại ở Nhật Bản mà đây còn là vấn đề uy tín và thương hiệu, từ đó tiếp tục có cơ hội sang các thị trường khác. “Đây là mục tiêu chúng tôi rất mong các doanh nghiệp quan tâm”, ông Hải chia sẻ trước báo giới.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần làm tốt công tác về sản phẩm, phải nghiên cứu thị trường, nắm được văn hóa, tập quán và kể cả xu hướng tiêu dùng tại thị trường Nhật Bản.
Ông Hải cho biết: “Trong quan hệ hợp tác giữa hai chính phủ, chúng tôi đã đưa ra nhiều khuyến nghị Nhật Bản mở cửa thị trường rau củ quả, đặc biệt là rau củ quả tươi sống nhằm mở rộng diện sản phẩm có thể xuất khẩu được. Bên cạnh đó, đạt được cơ chế nhập khẩu tốt, minh bạch, hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như xây dựng được mối liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nhập khẩu tại Nhật Bản theo quy mô lớn và mang tính hệ thống”.
Phía các cơ quan có liên quan đã tiến hành thảo luận với Nhật Bản để đạt được cơ chế chính sách thông thoáng và hành lang tốt nhất, tạo ra chuỗi giá trị chung giữa hai nước, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường nông sản Nhật Bản và khai thác tốt thị trường này, vị Phó vụ trưởng khẳng định.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Tây Ban Nha vừa khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam không giao dịch với một công ty Maroc có dấu hiệu lừa đảo có văn phòng đặt tại Tây Ban Nha.
Mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu, nhưng trong nhiều năm qua, thị trường tiêu thụ luôn là một rào cản lớn với nông sản Việt Nam. Do vậy tìm và mở rộng tiêu thụ nông sản đang là bài toán không chỉ người nông dân, doanh nghiệp mà cả Chính phủ cũng rất quan tâm tìm lời giải.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.