Bất động sản
Cân nhắc xây nhà ở xã hội chỉ để cho thuê
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ nên có cơ chế đột phá trong phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, phân khúc nhà ở này chỉ nên cho thuê thay vì bán cho người dân như hiện nay.
Mua nhà ở xã hội là quá sức với người dân
Thảo luận tại nghị trường Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng), Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp đã nêu lên một thực trạng nan giải là chính sách nhà ở xã hội của Việt Nam chưa thực sự trúng và xử lý đúng vướng các vướng mắc từ thực tiễn.
Theo ông Hiển, chính sách về nhà ở xã hội cần hướng tới các mục tiêu rõ ràng và khả thi hơn. Để làm được điều này, Chính phủ cần tập trung vào mục tiêu cốt yếu của phát triển nhà ở xã hội là nhằm đáp ứng nhu cầu có nơi ở phù hợp của người dân, chứ không phải là đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở.
Với định hướng đó, nhà ở xã hội phải được điều chỉnh theo hướng tăng nhà ở cho thuê. Nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước được phân chia phù hợp cho cả ba bên chủ đầu tư, cơ quan quản lý vận hành và người dân thuê nhà ở xã hội.
Ông Hiển đề xuất mạnh mẽ về việc Chính phủ nên sửa đổi lại khái niệm về nhà ở xã hội trong dự thảo luật. Theo đó, nhà ở xã hội chỉ áp dụng hình thức cho thuê, không phải quy định là hình thức mua, cho thuê mua. Cùng với đó, chính sách của nhà nước cần đặt mục tiêu, lộ trình rất cụ thể để có một số lượng nhà ở xã hội đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo vị đại biểu này, việc quy định nhà ở xã hội chỉ dành cho thuê như kinh nghiệm của các nước sẽ không xảy ra tình trạng người có thu nhập cao tranh mua, thuê nhà ở xã hội với người có thu nhập thấp, không tạo ra sự bất bình đẳng xã hội.
Còn đối với việc đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở của người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ nên có quy định tách riêng nhà giá rẻ với nhà ở xã hội. Với nhà giá rẻ, người dân có thể mua và thuê. Đây bản chất là nhà thương mại, còn nhà ở xã hội chỉ nên để cho thuê. Có như vậy thì người dân, nhất là người có thu nhập thấp ở đô thị mới có hy vọng được tiếp cận nhà ở xã hội.
Ở khía cạnh khác, đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn TP. HCM cũng cho rằng, việc chuyển hướng xây dựng nhà ở xã hội cho thuê sẽ giúp giải quyết hiệu quả thực trạng hiện nay là người dân không có đủ tiền để mua nhà ở xã hội.
Theo ông Ngân, nếu Chính phủ chỉ tập trung xây dựng nhà ở xã hội để bán thì thực tiễn thời gian vừa qua cho thấy người lao động không có khả năng tài chính để mua. Vì vậy, Nhà nước cần đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê.
Đây chính là sách mạnh mẽ, đột phá trong xây dựng nhà ở xã hội. Phát triển nhà ở cho thuê sẽ là định hướng để phát triển thị trường nhà ở bền vững.
Liệu dễ thực hiện?
Trước ý kiến đề xuất phát triển nhà ở xã hội theo hướng chỉ để cho thuê, đại biểu Ngô Trung Thành (đoàn Đắk Lắk) cho rằng, giải pháp này hợp lý, nhưng để thực hiện được là điều không đơn giản. Nhà nước cần phải bỏ ra một nguồn lực rất lớn nếu đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê. Điều này vượt quá khả năng thực tế.
Mặt khác, đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, việc bỏ "tiền chẵn ra rồi thu tiền lẻ về" cũng rất khó thu hút được đầu tư. Thời gian vừa qua, việc thu hút doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội bán đã khó do lợi nhuận thấp, nếu chuyển hướng chính sách nhà ở cho thuê, sẽ ngày càng khó thu hút doanh nghiệp hơn.
Không đồng tình với quan điểm Nhà nước không đủ nguồn lực thực hiện nhà ở xã hội cho thuê, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, qua rà soát cho thấy hiện có rất nhiều đất công, tài sản công để hoang phí. Nếu Chính phủ tiến hành rà soát, giám sát thì đây sẽ là nguồn lực tài chính rất lớn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân thuê.
Bên cạnh đó, theo ông Ngân, dự thảo luật cần bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ và chuẩn hóa tiêu chuẩn về nhà trọ.
Thời gian vừa qua, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động và đặc biệt là tại các đô thị lớn trong khi các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân không đáp ứng được, những chủ nhà trọ đã có đóng góp lớn, thậm chí, vai trò quan trọng hơn cả các chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản. Chủ các nhà trọ đã chia sẻ với người lao động, do đó cần có những quy định chuẩn hóa các khu nhà trọ này.
Ông Ngân nêu rõ, Chính phủ cần trình với Quốc hội để có một gói hỗ trợ cho các chủ nhà trọ với lãi suất “0 đồng” để nâng cấp hệ thống nhà cho thuê, nhà trọ hiện nay nhằm đảm bảo chuẩn hóa những tiêu chuẩn do luật quy định. Làm được điều này sẽ vừa đảm bảo được an sinh xã hội, vừa huy động được toàn bộ nguồn lực xã hội cho công tác chăm lo chỗ ở cho người lao động.
Đồng quan điểm, ông Thành cũng cho rằng, hiện đang có một nghịch lý là trong khi nhà ở xã hội không phát triển được nhiều thì nhà ở cho thuê do hộ gia đình, cá nhân đầu tư mặc dù không có bất kỳ sự ưu đãi, hỗ trợ nào từ Chính phủ lại phát triển rất nhanh đã và đang bảo đảm cung ứng chỗ ở cho phần lớn người lao động.
Tuy nhiên, do chính sách, quy định của pháp luật hiện hành chưa quan tâm đến lĩnh vực loại hình nhà ở này nên dẫn đến các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê đều là tự phát, không được quản lý, không có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện riêng phù hợp.
Điều này dẫn đến người thuê nhà vừa phải chịu những rủi ro về bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, vừa phải chịu những chi phí đắt đỏ hơn bình thường như các chi phí về điện, nước.
Do đó, ông Thành cho rằng, để tạo điều kiện để mọi người dân đều có chỗ ở, bên cạnh chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, nhà lưu trú cho công nhân, thì trong Luật Nhà ở sửa đổi lần này cần quy định rõ ràng về chính sách phát triển nhà ở cho thuê do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng.
Dự thảo luật cần có mục riêng quy định về chính sách phát triển hình thức nhà ở này. Trong đó, quy định rõ việc khuyến khích xây dựng điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng việc quản lý đối với nhà ở cho thuê; chính sách ưu đãi đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê.
Bên cạnh đó, dự luật cũng cần có chính sách hỗ trợ đối với người thuê nhà nhất là về giá điện, nước để người lao động, người dân vừa bảo đảm được về chỗ ở, vừa góp phần giảm bớt các khó khăn, nâng cao đời sống cho người lao động và người dân, ông Thành nhấn mạnh.
Lời giải cho bài toán phát triển nhà ở xã hội
Phía sau cuộc bốc thăm may rủi mua nhà ở xã hội
Nhu cầu cao trong khi nguồn cung khan hiếm khiến người dân phải dựa vào lá thăm may mắn để giành suất mua nhà ở xã hội.
Sửa Thông tư 41 kích cầu tín dụng nhà ở xã hội
Dự thảo mới của Nghị định 41 bổ sung đề xuất giảm hệ số rủi ro tín dụng áp dụng với các khoản vay mua nhà ở xã hội, nhằm tạo điều kiện cho các dự án nhà ở xã hội. Việc triển khai thành công gói tín dụng này cũng là tiền đề để NHNN triển khai những gói hỗ trợ tiếp theo, khuyến khích nhóm NHTM cổ phần tư nhân cùng tham gia.
Chính phủ phê duyệt đề án xây 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Thị trường bất động sản sẽ có ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 với nhiều ưu đãi mới được bổ sung cho cả người mua nhà và các chủ đầu tư.
Lời giải cho bài toán phát triển nhà ở xã hội
Việc phát triển nhà ở xã hội, bên cạnh dựa vào ngân sách nhà nước, cần có sự hỗ trợ, đồng hành của khối tư nhân và cả các nhà đầu tư quốc tế.
Khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky
Phú Long vừa khai trương Phu Long Pavilion, nhằm giới thiệu các dự án trên toàn quốc và trải nghiệm căn hộ mẫu Essensia Sky thuộc quần thể Essensia Nam Sài Gòn.
Be Group lấn sân mảng dịch vụ giúp việc theo giờ
Dịch vụ mới của Be Group đặt mục tiêu tạo ra hàng chục nghìn cơ hội tăng thu nhập cho người giúp việc tại Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ.
Khi văn hóa doanh nghiệp ‘bắt trend’ cùng gen Z
Gen Z với phong cách sống năng động và cá tính đã tạo nên một làn gió mới đầy màu sắc và năng lượng trong văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy sự cởi mở, kết nối và sáng tạo mạnh mẽ, đưa các giá trị cốt lõi đến gần hơn với mỗi cá nhân trong tổ chức.
Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.
Quảng Trị thúc đẩy tiến độ dự án LNG Hải Lăng
Tỉnh Quảng Trị đang thúc đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1, trị giá 54.000 tỷ đồng, với mục tiêu đưa vào vận hành từ năm 2029.