Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Công tác giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn tất, cao tốc Phan Thiết – Dầy Giây dự kiến được khởi công vào tháng 9.
UBND tỉnh Đồng Nai cùng Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư dự án) vừa tiến hành khảo sát thực địa công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn 3 địa phương dự án cao tốc đi qua gồm huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và TP. Long Khánh đã cơ bản hoàn thành. Các cơ quan chức năng đang thực hiện công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.
Riêng huyện Xuân Lộc là địa phương có diện tích đất thu hồi lớn nhất cũng đã phê duyệt phương án đền bù đối với 723 trường hợp. Hiện đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 531/723 trường hợp.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các địa phương và các đơn vị liên quan hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch trước thời điểm cuối tháng 9/2020 để chủ đầu tư khởi công dự án.
Dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài khoảng 99km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 51,5km. Để thực hiện dự án, Đồng Nai phải thu hồi diện tích đất khoảng 412ha.
Cùng với dự án cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Mai Sơn - quốc lộ 45, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã được Quốc hội chuyển từ hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công tại kỳ họp tháng 6 vừa qua. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được kỳ vọng sẽ kéo Bình Thuận lại gần TP. HCM hơn.
Bởi vì hiện nay đi từ TP. HCM ra Phan Thiết phải đi qua con đường độc đạo là Quốc lộ 1A nhưng hiện đang trong tình trạng xuống cấp và hẹp. Đặc biệt, đoạn từ huyện Xuân Lộc ở Đồng Nai đến trạm thu phí Sông Phan thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận dài khoảng 60km chỉ có hai làn xe, không có dải phân cách ở giữa.
Tất cả các loại xe, từ xe container, xe khách, xe du lịch, xe máy đều đi trên con đường này nên thường có hiện tượng tắc đường, xảy ra tai nạn.
Vì vậy, khi hoàn thành, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ rút ngắn khoảng cách từ TP. HCM đến Kê Gà (Bình Thuận) chỉ còn khoảng 2 giờ di chuyển thay vì phải mất 4 đến 6 giờ như hiện nay.
Bình Thuận từng đi đầu cả nước trong phát triển khu du lịch ven biển và từng được ví "thủ đô resort".
Tuy nhiên việc chậm trễ trong phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những nguyên nhân khiến địa phương này gần như bị quên lãng trong làn sóng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng mấy năm trước.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây Bình Thuận đang trỗi dậy mạnh mẽ với hàng loạt nhà đầu tư chiến lược như Vingroup, Novaland, Becamex… đã chọn Bình Thuận là điểm đến để đầu tư với nhiều dự án quy mô lớn.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.