Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá
"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.
Để đạt được mục tiêu cắt giảm 20% thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp cần chủ động nêu khó khăn, vướng mắc, chỉ rõ những quy định lỗi thời đang cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cải cách thủ tục hành chính là mũi nhọn trong tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Thời gian gần đây, công tác cải cách thủ tục hành chính đạt được nhiều kết quả khả quan.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm và đơn giản hóa hơn 1.100 quy định, phân cấp trong thẩm quyền để giải quyết gần 700 thủ tục hành chính thuộc hơn 100 lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Các bộ, ngành cắt giảm và đơn giản hóa gần 1.800 quy định nằm rải rác ở hơn 140 văn bản quy phạm pháp luật.
Cùng với đó, gần 12 nghìn bộ phận một cửa các cấp và 56 trung tâm dịch vụ hành chính công đã được xây dựng. Cổng dịch vụ công quốc gia, với vai trò chuyển đổi số trong thủ tục hành chính đã cung cấp gần 4 nghìn dịch vụ công trực tuyến.
Tuy nhiên, quá trình cải cách thủ tục hành chính vẫn còn một chặng đường dài. Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, một số thủ tục hành chính vẫn chưa được giải quyết triệt để nên còn phức tạp, gây phiền hà, khó khăn. Cải cách thủ tục hành chính hiện nay cũng chưa theo kịp các xu thế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn.
Từ thực trạng này, từ năm 2020, Chính phủ đã đặt ra chỉ tiêu, đến năm 2025 sẽ cắt giảm ít nhất 25% thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Để thực hiện được chỉ tiêu này, theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, không chỉ cần quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành mà còn phải có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp.
Cụ thể, cộng đồng doanh nghiệp là những “người trong cuộc” nên hiểu rõ nhất về những khó khăn, bất cập gây ra bởi thủ tục hành chính. Vì vậy, doanh nghiệp cần thực hiện tốt vai trò phản ánh thực trạng với Chính phủ về những quy định lạc hậu, những thủ tục không cần thiết.
Ông Phan nhận xét, thông qua nắm bắt thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu để việc cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính đạt được hiệu quả trong thực tế.
Chính vì lý do này, Chính phủ đã xây dựng Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh. Bên cạnh cung cấp công cụ tra cứu một cách toàn diện các quy định kinh doanh, Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh còn đánh giá các thủ tục hành chính dựa trên 3 nhóm chỉ số, bao gồm công khai minh bạch; kết quả cải cách; mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Tính đến nay, Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh đã cập nhật gần 18 nghìn quy định, cắt giảm và đơn giản hóa hơn 1 nghìn quy định kinh doanh. Hiện tại, quy định về Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh đang được Văn phòng Chính phủ hoàn thiện để trình Thủ tướng phê duyệt.
"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.
Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.
Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.
Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.
Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.