Diễn đàn quản trị
CEO PNJ Lê Trí Thông: Bốn ngộ nhận về quản trị thay đổi trong doanh nghiệp cần nhận rõ
Mong muốn thay thế con người và phương pháp làm việc của tổ chức để tạo ra thay đổi đột phá tốt hơn là vấn đề lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng thường xuyên phải làm. Nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu mong đợi lại là chuyện không dễ dàng chút nào.

Là một doanh nhân, nhà quản trị, nhà lãnh đạo doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm, từng là “người sửa chữa” nhiều vấn đề quản trị trong công ty, trải qua 10 năm với những trận chiến thương trường không ít cam go, thành bại, ông Lê Trí Thông, CEO tập đoàn PNJ đã chia sẻ những câu chuyện quản trị và quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp tại diễn đàn Vietnam HR Sumit 2018. Theo ông, có 4 ngộ nhận lớn mà lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức thường có và cần nhận thức lại để từ đó giúp quản trị tốt hơn, hiệu quả hơn sự thay đổi trong tổ chức.
Đồng hóa sự thay đổi và thay thế
Mong muốn thay thế con người và phương pháp làm việc của tổ chức để tạo ra thay đổi đột phá tốt hơn là vấn đề lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng thường xuyên phải làm. Nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu mong đợi lại là chuyện không dễ dàng chút nào.
Theo ông Lê Trí Thông, công ty là một tổ chức con người chứ không phải cỗ máy đơn thuần, chỉ thay một người lãnh đạo đều có hệ quả với các bộ phận. Thay đổi một bộ phận, một người chưa thấy gì, nhưng khi thay đến hai, ba người, cảm xúc đám đông sẽ diễn ra, liệu có phải tôi sẽ là người tiếp theo? Lúc này, mọi người sẽ kết nối lại với nhau, chống lại sự thay đổi, dù trước đó họ có thể là đối thủ của nhau. Nếu nhìn đơn giản thay đổi chỉ là thay người mới thì không thể.
Dĩ nhiên, thay đổi không thể không thay thế bộ phận mới, nhưng phải thay đổi linh hồn tập thể, giao thoa với nhau bằng tinh thần của cả tổ chức về sự thay đổi. Ảo tưởng thay thế là thay đổi, đó là “lời nguyền” cho người mới. Trước sức ép lớn từ tổ chức, càng mong đợi lớn, “lời nguyền” càng ứng nghiệm với lãnh đạo, nhất là những lãnh đạo lớn, khiến họ càng trở nên ảo tưởng, duy ý chí. Khi tiến hành sự thay đổi đã như ngồi lên lưng cọp, không bước lùi được.
Ngộ nhận đầu tiên này cho chúng ta thấy rằng thay đổi rộng hơn nhiều thay thế. Thay đổi có nhiều cách hơn, có thể mang thêm người bên ngoài vào, đưa quân chúng ta đi đào tạo, tập thể dục để khỏe hơn, kiếm thầy để tự đào tạo… Phải chuẩn bị về tinh thần, về cơ địa của tổ chức. Một tập đoàn tài chính muốn thay đổi, trước tiên phải coi nó như là một cơ thể, không phải gắn vào một bộ máy mới, mà là tiến hành một cuộc giải phẫu. Chúng ta phải chuẩn bị thuốc tê, có phương án cầm máu. Còn suy nghĩ chỉ cần đem những người giỏi nhất từ bên ngoài vào và xong là ảo tưởng.
PNJ đang ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình, để tiếp tục phát triển cần phải nhìn vào các đối thủ, bao gồm cả ở bên ngoài Việt Nam; cả những đối thủ còn rất nhỏ vừa startup, ngay như Grab cũng vậy. Nếu muốn tiếp tục vị trí dẫn đầu phải thay đổi. Nhưng như một cơ thể, để bước vào cuộc giải phẫu cần chuẩn bị bồi bổ, ăn uống đầy đủ cho sức khỏe tốt lên…rồi mới có thể tiến hành phẫu thuật được.
Chuyên gia quản trị nhân sự quốc tế Bob AuBrey: “Cần một mô hình quản lý nhân sự cho ASEAN”
Sẽ thắng lớn khi thay đổi.
Các cấp lãnh đạo thường cho rằng phải thực hiện sự thay đổi trên diện rộng, mang các ngôi sao từ tập đoàn đa quốc gia về, đi với công ty hàng đầu thế giới, làm việc với các công ty triệu USD… ít ai nghĩ thay đổi chút chút không tạo ra thay đổi lớn… Trong thâm tâm các vị lãnh đạo thường chỉ muốn tạo ra dấu ấn lớn, đi với tập đoàn tư vấn hàng đầu, nghĩ họ có kinh nghiệm, có khách hàng, xác suất thành công sẽ cao hơn…
Nhưng CEO Lê Trí Thông lại không nghĩ vậy. Ông nói: “Sau thời gian chinh chiến, tôi thấy không phải ‘súng lớn’ là tạo ra thay đổi. Quan trọng là phải cân nhắc sự phù hợp. Văn hóa phương Tây trọng lý trí, trong khi văn hóa Á Đông trọng tình cảm, khoa học chính xác đang chuyển sang khoa học hành vy. Lý thuyết chúng ta được học về quản trị con người, phải đặt ra câu hỏi liệu nó có đúng với Việt Nam không? Tôi rất tán đồng với ý kiến là Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung, phải có một nghệ thuật, phương thức quản trị nhân sự riêng. Bởi cách quản trị con người của Mỹ hay châu Âu cũng chỉ đúng một phần, nhưng không hoàn toàn phù hợp với câu chuyện châu Á, câu chuyện của chính mình.
Ham muốn chìm ẩn trong mỗi người là ai cũng muốn làm to, tạo dấu ấn, nhưng nếu nó vượt ra khả năng của mình thì… “lời nguyền” ứng nghiệm.
Hãy vứt bỏ sự tự hào đi! Thực tế, tôi đã phải học rất nhiều, ngồi với khách hàng, ngồi với nhà tư vấn, tôi thấy những gì mình hiểu phải cân bằng giữa mơ ước, có kế hoạch chi phí cho thay đổi, sự phù hợp với quy mô công ty, phù hợp đặc điểm văn hóa, môi trường bên ngoài…
"Tôi còn nhớ mãi câu chuyện của Đông Á Bank năm 2012 là muốn thay đổi, nhưng bất ngờ lúc ấy cơn bão tài chính ập đến. Là người khởi xướng chuyện thay đổi nhưng ngay giữa cơn bão mà muốn sửa thuyền là rất khó nên tôi có ý muốn tạm dừng chưa triển khai. Đây thực sự là quyết định rất khó khăn nhưng cuối cùng ban lãnh đạo vẫn quyết định phải thay đổi”, ông Thông chia sẻ.
Tư duy và ý thức là quan trọng nhất
Thường các vị lãnh đạo cho rằng trước khi tiến hành thay đổi và tác động vào ý thức, tư duy. “Gieo hành động, gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận…”. Trên thực tế ông Thông cho rằng công thức này chưa hoàn toàn đúng. Vì phần lớn hành động con người là do bị thúc đẩy, chứ không phải hành động từ ý thức.
“Ở PNJ mọi người có khả năng quản lý và triển khai công việc rất tốt, nhưng thường đưa lên trên để lãnh đạo cao nhất ra quyết định, chứ không tự mình quyết định. Mọi chuyện trước đây đều đẩy lên Chủ tịch HĐQT, CEO.
Để tạo ra sự chủ động quyết định, mỗi khi ai đó đưa lên vấn đề gì cho tôi giải quyết, tôi bút phê ngay ở dưới một điểm trừ: ‘Giờ quyền quyết định là của anh chị’. Khi các bạn nhận đủ dấu trừ, sẽ tự thay đổi. Một câu chuyện khác: Có một nhóm sáng tạo trong công ty chuyên làm việc buổi tối, không kiểm soát giờ giấc của mình, dựa vào lý do đó tới hôm sau lại tới công ty muộn lúc 10g sáng, trong khi 7g30 các bộ phận khác đã làm việc. Tôi thay đổi lịch họp từ 7g30, và tự nhiên các bạn ấy đã thay đổi thói quen đó.
Để làm một bánh xe quay, thì bối cảnh hành động quan trọng hơn ý thức, cuối cùng tạo thành thói quen, trở thành văn hóa. Nhờ thế PNJ đã tạo ra môi trường vừa kỷ luật, vừa yêu thương”.
Công thức thành công chung cho sự thay đổi
“Tôi đã nghiên cứu, lao vào làm rất nhiều, có đổ vỡ, có thất bại…để tìm ra một công thức thành công chung cho sự thay đổi, nhưng thực sự là chưa tìm thấy. Tuy nhiên tôi đã nghiệm và rút ra rằng: Tổ chức là một phức hợp hữu cơ, phức hợp tinh thần, nên không thể có mô hình chung cho sự thành công. 70% thay đổi là có rất nhiều khác biệt rất tinh vi trong những đầu bài, kho kiến thức, kinh nghiệm phải được sử dụng cho từng thay đổi cụ thể.
Giống như câu chuyện bác sĩ phẫu thuật. Có một thực tế là hiện chưa có con robot nào tiến hành mổ thay cho bác sĩ trong các ca phẫu thuật quan trọng dù khoa học kỹ thuật đã tiến rất xa, bác sĩ vẫn phải trực tiếp mổ và kiểm soát các ca phẫu thuật. Để giải phẫu thành công, bác sỹ và ê kíp mổ phải nghiên cứu bệnh án, số đo từng bệnh nhân rất chính xác, kỹ càng”.
"Cấp quản trị và CEO Việt Nam đang đuối, không thể vào công nghệ 4.0"
Chuyên gia quản trị nhân sự quốc tế Bob AuBrey: “Cần một mô hình quản lý nhân sự cho ASEAN”
TS. Bob Aubrey (*), người từng thiết kế hệ thống nhân sự cho các công ty hàng đầu thế giới như Apple, tác giả của nhiều cuốn sách giá trị về kinh tế viết bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Trung…, cho rằng cần sớm có cộng đồng nhân sự và cách thức quản lý nhân sự của khu vực ASEAN, với những đặc tính riêng có, chứ không phải là áp đặt những chuẩn mực của châu Âu, Mỹ hay châu Á nói chung.
Báo cáo sai phạm trong doanh nghiệp giúp quản trị tốt hơn
Việc chỉ ra và báo cáo những sai phạm giúp nâng cao tính minh bạch, trong sạch và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, câu hỏi “làm thế nào” để tránh “vạch áo cho người xem lưng” vẫn còn bỏ ngỏ.
Góc nhìn của nữ tướng Deloitte về Hội đồng quản trị trong bối cảnh công nghiệp 4.0
Làn sóng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ thay thế hàng loạt việc làm, đặt ra những vấn đề mới với hội đồng quản trị (HĐQT) bên cạnh những vấn đề còn tồn tại như hiệu quả và xung đột lợi ích.
Hội đồng quản trị các doanh nghiệp Việt hoạt động hiệu quả thấp nhất trong ASEAN 6
Dù đã có rất nhiều cải thiện trong vài năm gần đây, song hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị (HĐQT) các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Để có thể xây dựng một HĐQT theo quy chuẩn cơ bản, phải mất từ 2 đến 3 năm.
Luôn sẵn sàng thưởng nóng cho nhân viên: Chưa hẳn đã là cách quản trị tốt
Doanh nghiệp nọ ra chính sách thưởng "nóng" 500.000 VNĐ cho nhân viên đóng góp được ý kiến cho công ty. Tưởng rằng đây là cách kích thích sự sáng tạo, nhưng kết cục mà doanh nghiệp nhận về lại không như mơ.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.