Diễn đàn quản trị
"Cấp quản trị và CEO Việt Nam đang đuối, không thể vào công nghệ 4.0"
Không thể vào công nghệ 4.0 nếu bạn chưa là CEO 4.0, chúng ta còn thiếu quá nhiều CEO có thể thay đổi kịp với cạnh tranh thị trường, khoan nói về thị trường lao động.

Chia sẻ tại tọa đàm "Nhân lực trình độ cao trong nền kinh tế số: Nhận thức, năng lực và giải pháp” do TheLEADER tổ chức, ông Lê Bá Thông, CEO TTT Corporation - công ty dẫn đầu về kiến trúc và nội thất trong suốt 25 năm qua - cho biết: “Cả xã hội và thế giới đang quan tâm đến 4.0 nhưng thực sự để hiểu được tác động rộng lớn của nó đến doanh nghiệp như thế nào, làm sao làm chủ được làn sóng này còn rất mới mẻ.
Những ứng dụng của TTT về công nghệ như tổ chức đội ngũ thiết kế vẽ công trình cho một công ty Mỹ ở Dubai về đêm, ban ngày chuyển cho nước ngoài vẽ tiếp. Hay ứng dụng công nghệ Vendor Submission - Công cụ xử lý và duyệt hồ sơ thanh toán online cho các nhà thầu phụ, khi chuyển hàng sang công trường được xác định qua App, cam kết 9 ngày trả tiền cho nhà thầu phụ, tránh thực tế tồn tại bao năm qua trong xây dựng là nhà thầu này ép nhà thầu kia, “ký đi tối đi nhậu, tối đi nhậu sáng nghiệm thu”.
Cùng với đó là những nghiên cứu máy móc ở nhà máy để thay thế lao động con người, đó là hành động để sống còn đối với TTT chứ chưa nghĩ gì về 4.0, ứng dụng như vậy vẫn chưa thấy gì là 4.0 cả, đương nhiên khi thay đổi quy trình quản trị và máy móc, lúc đó mới điền vô con người thế nào.
Thế giới đi rất nhanh, chính quản trị và CEO Việt Nam đang đuối, không thể điền vào công nghệ 4.0 nếu bạn chưa là CEO 4.0. Chúng ta còn thiếu quá nhiều CEO có thể thay đổi kịp với cạnh tranh thị trường, khoan nói về thị trường lao động. Khi có công nghệ mới, luôn làm cho lao động giản đơn hơn, không khó kiếm người, vấn đề là nằm trong cái đầu CEO, có dám thay đổi, dám chấp nhận xóa đi cái cũ để làm cái mới hoàn toàn. Khi đi cùng khu vực, cạnh tranh toàn cầu, thức tỉnh lớn nhất là nhận ra 4.0 là gì để thay đổi con người mình”.

Nhấn mạnh trách nhiệm của doanh nghiệp với các trường đại học, ông Thông nói: “Khi làm chương trình thiện nguyện Giấc mơ đêm mùa đông dành cho các em bé bị ung thư, có một em bé ước mơ được tặng một cái tay giả, tôi nghĩ hoàn toàn có thể đáp ứng nguyện vọng cuối cùng của đời em.
Đến khi tìm đến em, em nói yêu cầu tay giả cử động được, tôi mới tá hỏa! Tìm kiếm mọi nguồn thông tin, mới biết có một bạn ở Đài Loan đã chế tạo được cái tay giả viết được, tìm hiểu kỹ hơn thì phát hiện ra bạn này vừa huấn luyện cho một team Việt Nam rất trẻ ở Đại học Bách khoa.
Có lần tham quan Đại học bách khoa Purdue ở Mỹ, nơi có sân bay riêng, tôi thấy cả trường tập trung chào đón rất nồng nhiệt vị tân huấn luyện viên bóng rổ, lương của vị huấn luyện viên này là 1,2 triệu USD, trong khi hiệu trưởng lương 500 ngàn USD. Lý do bởi vì nếu không có huấn luyện viên bóng rổ giỏi thì không có sinh viên giỏi vô trường học.
Làm thế nào để các trường đại học thu hút được sinh viên giỏi? Làm thế nào trở thành cái nôi cho R&D (nghiên cứu và phát triển)? Làm thế nào để những nghiên cứu từ trường đại học bắt nguồn từ đơn đặt hàng của doanh nghiệp?
Nguồn nhân lực chất lượng cao đó phải có từ các trường đại học và trách nhiệm của doanh nghiệp chính là đồng hành với nhà trường. Nhà trường và doanh nghiệp phải ngồi chung một con thuyền, nước lên thuyền lên; có như vậy thì nền tảng kiến thức hôm nay của sinh viên mới trở thành nhà quản lý doanh nghiệp tự tin trong tương lai”.
(*) Đón đọc bài tiếp cùng chuyên đề: “Hội chứng 4.0” và mục tiêu cao cả hơn của giáodục
Nghịch lý sẵn sàng trả lương cao cũng không giữ được người tài
'Ngành nhân sự ở Việt Nam đang hết sức lạc hậu'
Theo ông Ngô Đình Đức, nhà sáng lập và CEO của Công ty dịch vụ tư vấn POCD, ngành nhân sự ở Việt Nam đang hết sức lạc hậu, chẳng biết có đang ở thời điểm cách mạng 2.0 hay không nữa?
Chuyên gia ngoại chia sẻ xu hướng mới trong quản trị nhân sự 2018
Giữ chân người tài bằng mức lương cao và các khoản thưởng lớn có thể đảm bảo nguồn lực đầu vào chất lượng. Tuy nhiên, duy trì nguồn lực ấy một cách thông minh lại là chuyện đường dài, trong đó công nghệ đóng vai trò không nhỏ.
Ngành nhân sự trước áp lực công nghệ 4.0
Cũng như các ngành nghề khác, ngành nhân sự không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Những thách thức sống còn của ngành nhân sự thời cách mạng 4.0
Thách thức lớn nhất của những người làm nhân sự trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là phải làm sao vừa đề cao được cá tính của mỗi cá nhân vừa giữ được tính kỷ luật.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.