Phát triển bền vững

Chăn nuôi tuần hoàn tạo giá trị

Hoàng Đông Chủ nhật, 23/07/2023 - 18:38

Chăn nuôi theo phương pháp giảm tiêu hao đầu vào, giảm thất thoát đầu ra và gắn với liên kết tiêu thụ giúp nông sản có chất lượng tốt, bán với giá cao hơn so với thông thường.

Sử dụng phế phẩm chăn nuôi như một nguyên liệu đầu vào giúp nâng cao giá trị là một trong số các nhóm giải pháp triển khai chăn nuôi bền vững tại một số dự án thí điểm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai thời gian qua.

Cụ thể, tại 6 địa phương gồm Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Bình, Huế, Đồng Nai, bà con được thực hành chăn nuôi lợn kết hợp trồng trọt theo hướng hữu cơ, thay thế cho chế phẩm hóa học. Mô hình áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học giúp đàn lợn có sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống 100%, tránh hoàn toàn được dịch tả lợn châu Phi, loại dịch bệnh gây khốn đốn cho nhiều bà con nông dân xung quanh không tham gia thí điểm.

Thúc đẩy nông nghiệp phát thải thấp qua mô hình nông nghiệp tái sinh

Các mô hình thí điểm cũng có sự tham gia của một số doanh nghiệp, có thể kể đến như Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ bà con chăn nuôi sinh học an toàn theo mô hình 4F. Kết quả, đàn lợn của bà con có chất lượng cao, một phần được doanh nghiệp trực tiếp thu mua, phần còn lại bán ra thị trường với giá cao hơn từ 25 – 30%.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Phó trưởng phòng khuyến nông chăn nuôi thú y, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết, phát triển chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn là chủ trương lớn trong chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thực tế, các phương pháp chăn nuôi theo hướng tuần hoàn đã xuất hiện từ lâu và chứng minh được hiệu quả kinh tế, điển hình là mô hình vườn – ao – chuồng và các biến thể của mô hình này.

Trong bối cảnh mới, kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi được triển khai theo hướng tích hợp các phương thức và công nghệ sản xuất mới, từ đó tối thiểu hóa chất thải và phát huy tối đa giá trị. Đó cũng là bí quyết cho thành công bước đầu của các mô hình thí điểm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai.

Gỡ vướng chính sách

Định hướng phát triển chăn nuôi quy mô trang trại để giải quyết tình trạng manh mún, nhỏ lẻ đã tạo điều kiện cho tỉnh Thái Nguyên phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn. Ông Vũ Đức Hảo, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, cho biết, sản xuất chăn nuôi theo phương thức tuần hoàn gắn với chuỗi giá trị đã giúp nhiều nông dân nâng cao thu nhập đáng kể.

Bí quyết cho nền nông nghiệp xanh

Tuy nhiên, ông Hảo đánh giá, hiệu quả đem lại của chăn nuôi tuần hoàn chưa tương xứng với tiềm năng do còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Cụ thể, bà con nông dân vẫn chưa có đầy đủ nhận thức cũng như động lực để chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Mặt khác, các mô hình được triển khai độc lập, chưa tạo ra sự đồng bộ và chưa thực sự hoàn thiện.

Một số chính sách về đất đai, môi trường cũng như cơ chế hỗ trợ cho chăn nuôi tuần hoàn vẫn còn hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến chăn nuôi tuần hoàn chưa phát huy hết giá trị.

Thực tế, đây là tình trạng chung của nhiều địa phương trên cả nước, dẫn đến nghịch lý là ngành chăn nuôi thải ra hàng trăm triệu tấn phụ phẩm nhưng ngành trồng trọt vẫn phải nhập khẩu hàng tỷ USD phân bón.

Tại Diễn đàn khuyến nông Giải pháp phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, bà Hương đánh giá, một số địa phương vẫn chưa có hỗ trợ về tái chính, đất đai, nguồn lực, doanh nghiệp và người dân cũng chưa có nhận thức đầy đủ về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Vì vậy, các mô hình chưa làm triệt để, vẫn còn lãng phí một lượng không nhỏ phụ phẩm gây ô nhiễm.

Ghi nhận phản ánh, ông Đường Công Hoàn, Phó trưởng phòng Môi trường và công nghệ chăn nuôi, Cục Chăn nuôi, cho biết, rất cần phải có thêm các chính sách hỗ trợ hiệu quả cho chăn nuôi tuần hoàn, bao gồm hỗ trợ về tài chính, đất đai, hỗ trợ giá điện từ khí sinh học, đồng thời hoàn thiện tài liệu kỹ thuật hướng dẫn bà con thực hành thu gom, xử lý, tái sử dụng, tái chế chất thải chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Song song với các chính sách của Nhà nước, bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp cũng cần phát huy vai trò trong chuyển đổi nông nghiệp tuần hoàn. Cụ thể, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các nông hộ, tạo ra chuỗi giá trị hoàn thiện, từ đó mở ra nhiều cơ hội ứng dụng các giải pháp chăn nuôi tuần hoàn, bao gồm cơ hội từ nhu cầu thị trường.

Đồng quan điểm, ông Lê Minh Lịnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cũng đề nghị trung tâm khuyến nông các địa phương tham mưu cho lãnh đạo địa phương các giải pháp cụ thể để đưa triết lý tuần hoàn vào nông sản gắn với điều kiện, tiềm năng, lợi thế riêng.

Trái vải độc lạ và cơ hội nâng tầm nông sản Việt

Trái vải độc lạ và cơ hội nâng tầm nông sản Việt

Tiêu điểm -  1 năm

Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ biết đến những trái cây nhập khẩu cao cấp của nước ngoài với giá đắt đỏ, thì hiện nay, ngay tại trong nước cũng có nhiều loại nông sản giá trị cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng không thua kém nhiều nước trên thế giới.

Miền Tây kỳ vọng đột phá hơn về nông nghiệp

Miền Tây kỳ vọng đột phá hơn về nông nghiệp

Tiêu điểm -  1 năm

Kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp đa giá trị vừa là bệ đỡ, vừa là mũi nhọn để miền Tây giải phóng tiềm năng, giải quyết các khó khăn, thách thức.

Đầu tư nông nghiệp bền vững là một cách thực hiện sứ mệnh của doanh nhân

Đầu tư nông nghiệp bền vững là một cách thực hiện sứ mệnh của doanh nhân

Phát triển bền vững -  1 năm

Chỉ có khoảng hơn 50 nghìn doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, một con số hết sức khiêm tốn so với tổng số hơn 900 nghìn doanh nghiệp trên cả nước.

Nestlé tăng cường hợp tác thúc đẩy nông nghiệp tái sinh và phát thải thấp

Nestlé tăng cường hợp tác thúc đẩy nông nghiệp tái sinh và phát thải thấp

Phát triển bền vững -  1 năm

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam cho biết sẽ tăng cường hợp tác với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đối tác, nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp tái sinh và phát thải thấp, góp phần thực hiện lộ trình hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  6 ngày

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 tuần

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  2 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  31 phút

Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.

Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng

Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng

Doanh nghiệp -  40 phút

Sự tăng trưởng này đến từ việc Lọc hóa dầu Bình Sơn đã chủ động kiểm soát chi phí, đặc biệt là giảm đáng kể các chi phí tài chính.

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Việc công bố nhận diện thương hiệu mới nằm trong chiến lược mở rộng hoạt động theo mô hình tập đoàn đa ngành của KSB, để đồng hành cùng kỷ nguyên mới của đất nước.

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Tiêu điểm -  3 giờ

Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.

Đừng bao giờ chia đôi lợi ích trong mọi cuộc đàm phán

Đừng bao giờ chia đôi lợi ích trong mọi cuộc đàm phán

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Đàm phán không chỉ là chia đôi lợi ích, mà là nghệ thuật tạo giá trị chung và giải pháp “win-win” thay cho sự thỏa hiệp thiếu hiệu quả.

Doanh nghiệp Việt tìm đường vượt bão thuế quan

Doanh nghiệp Việt tìm đường vượt bão thuế quan

Doanh nghiệp -  4 giờ

Giữa cơn bão thương chiến, những chiến lược ứng phó kịp thời với tinh thần đối mặt của các lãnh đạo là thông điệp đầy hy vọng cho các cổ đông.

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự được xếp hạng 5 sao ở hạng mục tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức.