Chăn nuôi theo phương pháp giảm tiêu hao đầu vào, giảm thất thoát đầu ra và gắn với liên kết tiêu thụ giúp nông sản có chất lượng tốt, bán với giá cao hơn so với thông thường.
Sử dụng phế phẩm chăn nuôi như một nguyên liệu đầu vào giúp nâng cao giá trị là một trong số các nhóm giải pháp triển khai chăn nuôi bền vững tại một số dự án thí điểm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai thời gian qua.
Cụ thể, tại 6 địa phương gồm Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Bình, Huế, Đồng Nai, bà con được thực hành chăn nuôi lợn kết hợp trồng trọt theo hướng hữu cơ, thay thế cho chế phẩm hóa học. Mô hình áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học giúp đàn lợn có sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống 100%, tránh hoàn toàn được dịch tả lợn châu Phi, loại dịch bệnh gây khốn đốn cho nhiều bà con nông dân xung quanh không tham gia thí điểm.
Các mô hình thí điểm cũng có sự tham gia của một số doanh nghiệp, có thể kể đến như Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ bà con chăn nuôi sinh học an toàn theo mô hình 4F. Kết quả, đàn lợn của bà con có chất lượng cao, một phần được doanh nghiệp trực tiếp thu mua, phần còn lại bán ra thị trường với giá cao hơn từ 25 – 30%.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Phó trưởng phòng khuyến nông chăn nuôi thú y, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết, phát triển chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn là chủ trương lớn trong chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thực tế, các phương pháp chăn nuôi theo hướng tuần hoàn đã xuất hiện từ lâu và chứng minh được hiệu quả kinh tế, điển hình là mô hình vườn – ao – chuồng và các biến thể của mô hình này.
Trong bối cảnh mới, kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi được triển khai theo hướng tích hợp các phương thức và công nghệ sản xuất mới, từ đó tối thiểu hóa chất thải và phát huy tối đa giá trị. Đó cũng là bí quyết cho thành công bước đầu của các mô hình thí điểm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai.
Gỡ vướng chính sách
Định hướng phát triển chăn nuôi quy mô trang trại để giải quyết tình trạng manh mún, nhỏ lẻ đã tạo điều kiện cho tỉnh Thái Nguyên phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn. Ông Vũ Đức Hảo, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, cho biết, sản xuất chăn nuôi theo phương thức tuần hoàn gắn với chuỗi giá trị đã giúp nhiều nông dân nâng cao thu nhập đáng kể.
Tuy nhiên, ông Hảo đánh giá, hiệu quả đem lại của chăn nuôi tuần hoàn chưa tương xứng với tiềm năng do còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Cụ thể, bà con nông dân vẫn chưa có đầy đủ nhận thức cũng như động lực để chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn. Mặt khác, các mô hình được triển khai độc lập, chưa tạo ra sự đồng bộ và chưa thực sự hoàn thiện.
Một số chính sách về đất đai, môi trường cũng như cơ chế hỗ trợ cho chăn nuôi tuần hoàn vẫn còn hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến chăn nuôi tuần hoàn chưa phát huy hết giá trị.
Thực tế, đây là tình trạng chung của nhiều địa phương trên cả nước, dẫn đến nghịch lý là ngành chăn nuôi thải ra hàng trăm triệu tấn phụ phẩm nhưng ngành trồng trọt vẫn phải nhập khẩu hàng tỷ USD phân bón.
Tại Diễn đàn khuyến nông Giải pháp phát triển chăn nuôi tuần hoàn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, bà Hương đánh giá, một số địa phương vẫn chưa có hỗ trợ về tái chính, đất đai, nguồn lực, doanh nghiệp và người dân cũng chưa có nhận thức đầy đủ về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Vì vậy, các mô hình chưa làm triệt để, vẫn còn lãng phí một lượng không nhỏ phụ phẩm gây ô nhiễm.
Ghi nhận phản ánh, ông Đường Công Hoàn, Phó trưởng phòng Môi trường và công nghệ chăn nuôi, Cục Chăn nuôi, cho biết, rất cần phải có thêm các chính sách hỗ trợ hiệu quả cho chăn nuôi tuần hoàn, bao gồm hỗ trợ về tài chính, đất đai, hỗ trợ giá điện từ khí sinh học, đồng thời hoàn thiện tài liệu kỹ thuật hướng dẫn bà con thực hành thu gom, xử lý, tái sử dụng, tái chế chất thải chăn nuôi đạt hiệu quả cao.
Song song với các chính sách của Nhà nước, bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp cũng cần phát huy vai trò trong chuyển đổi nông nghiệp tuần hoàn. Cụ thể, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các nông hộ, tạo ra chuỗi giá trị hoàn thiện, từ đó mở ra nhiều cơ hội ứng dụng các giải pháp chăn nuôi tuần hoàn, bao gồm cơ hội từ nhu cầu thị trường.
Đồng quan điểm, ông Lê Minh Lịnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cũng đề nghị trung tâm khuyến nông các địa phương tham mưu cho lãnh đạo địa phương các giải pháp cụ thể để đưa triết lý tuần hoàn vào nông sản gắn với điều kiện, tiềm năng, lợi thế riêng.
Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ biết đến những trái cây nhập khẩu cao cấp của nước ngoài với giá đắt đỏ, thì hiện nay, ngay tại trong nước cũng có nhiều loại nông sản giá trị cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng không thua kém nhiều nước trên thế giới.
Chỉ có khoảng hơn 50 nghìn doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, một con số hết sức khiêm tốn so với tổng số hơn 900 nghìn doanh nghiệp trên cả nước.
Công ty TNHH Nestlé Việt Nam cho biết sẽ tăng cường hợp tác với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đối tác, nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp tái sinh và phát thải thấp, góp phần thực hiện lộ trình hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.