Leader talk
Chấp nhận 'mỗi ngày mất 1 chiếc Camry', Chủ tịch Vietravel khuyên doanh nghiệp nên kiên nhẫn
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel nhận định, phải đến tháng 6/2024, ngành hàng không mới quay trở lại được như giai đoạn 2018 - 2019, với điều kiện phải được nối lại các đường bay quốc tế.
Tình hình đợt dịch Covid-19 thứ tư tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp khiến các doanh nghiệp vận tải hàng không vốn đã khó khăn nay lại rơi vào tình cảnh hết sức lao đao.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel Holdings cho biết, hàng loạt chuyến bay bị cắt giảm, máy bay "đắp chiếu", hành khách vắng bóng, cảng hàng không ngưng trệ, các hãng hàng không liên tiếp thông báo lỗ... cho thấy rõ ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới hoạt động của ngành du lịch.
Theo đó, hiện tại chỉ còn 10% tổng số doanh nghiệp du lịch lữ hành còn mở cửa trên địa bàn TP. HCM, chủ yếu để phục vụ công tác chống dịch như chở người dân hồi hương hoặc đi cách ly, còn lại hầu như đóng cửa.
Ông Kỳ nói vui rằng, nếu ví ngành du lịch - hàng không như một bệnh nhân của Covid-19, thì ngành này đang thực sự cần chạy ECMO (phương pháp hỗ trợ tuần hoàn cho phổi).
Khác với các doanh nghiệp tiêu dùng phải hoạt động hết công suất như Saigon Co.op, doanh nghiệp của ông Kỳ gần như bất động nhiều tháng nay do dịch bệnh.
"Có lẽ, đau đớn nhất của ngành du lịch chính là cơ sở vật chất. Chúng ta cũng hay nghe những con số lỗ hàng chục ngàn tỷ của doanh nghiệp hàng không. Chúng tôi hay nói đùa, Vietravel Airlines mới có 3 chiếc máy bay thôi, điều này đồng nghĩa với việc trong một tuần sẽ đẩy 7 chiếc Rover xuống sông hay mỗi ngày mất đi một chiếc Camry", Chủ tịch HĐQT Vietravel chia sẻ trong sự kiện Vietnam CEO Forum với chủ đề "Đâu là trận cuối".
Ông Kỳ cũng cho biết, sau đợt dịch này, nguồn nhân sự sẽ bị sứt mẻ, không phải một sớm một chiều có thể bù đắp được.
"Máy bay đã trùm chăn bốn tháng rồi, không phải muốn là gỡ ra bay được luôn. Có những quy định rất ngặt nghèo về an toàn bay, nên tốn một chi phí rất lớn để khởi động lại", ông Kỳ nói.
Vietravel Airlines của Vietravel là hãng hàng không mới bắt đầu hoạt động với những chuyến bay thương mại nội địa cất cánh từ đầu tháng Một năm nay. Định hướng thị trường khai thác của hãng này là các đường bay du lịch kết nối địa phương - địa phương thông qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Dịch Covid-19 đã "đâm thủng" trái tim của ngành du lịch, hàng không, nên ra đời hãng bay trong thời gian này là một thử thách khó khăn về thị trường. Thời điểm đó, nhiều người đã đặt những dấu chấm hỏi lớn cho sự ra đời của hãng bay này khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Nhưng đổi lại, ông Kỳ cho biết cũng có những thuận lợi. Ví dụ, tất cả chi phí đầu vào như thuê máy bay, phi công đều giảm rất mạnh so với giai đoạn trước dịch. Trước khi dịch xảy ra, đội ngũ phi công, kỹ thuật viên rất đắt đỏ và khó thuê.
Nhưng hiện tại, các chi phí này giảm mạnh hỗ trợ hãng; các chi phí khác về dịch vụ, xăng dầu cũng thấp hơn. Trong bối cảnh ngành hàng không, ngành du lịch cũng đang tung ra các gói kích cầu, hỗ trợ phần nào cho hãng mới gia nhập thị trường.
Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, dịch Covid-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế. Bên cạnh đó, dự báo kinh tế thế giới trong năm 2021 tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Nhiều ngành, lĩnh vực trong nước gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, hàng không, vận tải...
Chủ tịch Vietravel Holdings cho rằng doanh nghiệp nên kiên nhẫn trong giai đoạn “nóng” hiện tại.
Theo ông Kỳ, ngành hàng không nói riêng và du lịch nói chung hiện tại đang “đóng băng”, có thể sẽ không bao giờ phục hồi được như trước. Ông Kỳ cho biết, du lịch nghỉ dưỡng được dự báo sẽ khôi phục khi vắc xin có hiệu quả đưa vào sử dụng tuy nhiên hành khách sẽ thận trọng hơn vì vẫn lo lây bệnh khác. Họ sẽ đánh giá mức độ an toàn trước khi quyết định du lịch trở lại.
Bên cạnh đó, định hướng thị trường khai thác của Vietravel là các tuyến du lịch kết nối địa phương. Để có thể quay lại đường đua, vấn đề rất lớn mà ngành du lịch phải giải quyết được là tâm lý khách hàng, đảm bảo an toàn cho du khách. Trong đó an toàn là vấn đề ưu tiên số một.
Theo vị doanh nhân này, nếu ưu tiên trước đây là khuyến mãi, là doanh thu và lợi nhuận thì nay điều kiện hàng đầu là an toàn của khách hàng, đó là trách nhiệm lớn nhất của doanh nghiệp và người làm du lịch. Để có thể trở lại, doanh nghiệp phải đánh giá và lên phương án rất kỹ những điều kiện an toàn phòng chống dịch, nhưng vẫn đảm bảo trải nghiệm cho khách hàng.
"Ngay với ngành hàng không, bay trên một chuyến bay giãn cách với tối đa 50% sức chứa thì chắc chắn không hãng bay nào chịu, vì sẽ lỗ, càng bay càng lỗ. Nhưng không bay cũng không được, vì đó là sứ mệnh rồi, đường hàng không là kênh vận chuyển huyết mạch. Phải phục hồi là tất yếu, nhưng trở lại thế nào vừa sức, vừa đảm bảo yêu cầu, là một bài toán khó", ông chủ Vietravel bày tỏ.
Chủ tịch Vietravel nhận định, phải đến tháng 6/2024, ngành hàng không mới quay trở lại được như giai đoạn 2018-2019, với điều kiện phải được nối lại các đường bay quốc tế.
'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch
Các hãng hàng không cần hơn 30.000 tỷ đồng để vượt dịch
Hiện nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng bay lớn nhất Việt Nam đã lên tới 36.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp hàng không nợ ngân hàng hơn 24.000 tỷ đồng
Đại diện NHNN cho biết, dư nợ tín dụng của các hãng hàng không tại các tổ chức tín dụng khoảng hơn 24.000 tỷ đồng. Các ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5% đến 1%/năm, số tiền lãi được giảm khoảng 130 tỷ đồng.
'Át chủ bài' để mở cửa du lịch, hàng không nội địa
Không chỉ đợi để đón khách du lịch quốc tế, nhiều chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có kế hoạch dùng hộ chiếu vaccine để phục hồi ngay lập tức thị trường hàng không và du lịch nội địa.
Ngành hàng không vẫn 'ngóng' giải cứu
Các chính sách hỗ trợ ngành hàng không hiện rất chậm và có khoảng cách lớn so với nước ngoài.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.