Tiêu điểm
Chất lượng kiểm toán độc lập còn thấp
Năm ngoái, Bộ Tài chính đã kiểm tra 62 hồ sơ kiểm toán độc lập, trong đó chỉ có 16 hồ sơ đạt, 26 không đạt và 20 yếu.

Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết kiểm toán hiện chia thành hai nhánh, gồm hệ thống Kiểm toán Nhà nước (do Quốc hội thành lập) và kiểm toán độc lập.
Trong đó, Kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán tài sản công, tài chính công.
Nhánh thứ hai là hệ thống kiểm toán độc lập, thực hiện theo Luật Kiểm toán độc lập. Tức là cung cấp các dịch vụ kiểm toán cho các doanh nghiệp.
Tổ chức cung cấp này gồm những người hành nghề kiểm toán độc lập; doanh nghiệp kiểm toán độc lập; các doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh kiểm toán đặt tại Việt Nam.
Những đối tượng này sẽ thực hiện hợp đồng kiểm toán để thực hiện dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán dự án đầu tư hoặc kiểm toán một công việc do doanh nghiệp thuê.
Kiểm toán độc lập sẽ phối hợp với Kiểm toán Nhà nước thông qua hợp đồng, trưng dụng để thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước.
Ông Phớc cho biết, Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý chất lượng kiểm toán độc lập thông qua ban hành chính sách, kiểm tra, cấp phép, thanh tra... một cách chặt chẽ.
Năm 2023, cơ quan này kiểm tra 20 doanh nghiệp kiểm toán độc lập, trong đó 11 đơn vị đạt yêu cầu, 7 không đạt và 1 bị đánh giá yếu kém.
Trong 62 hồ sơ kiểm toán được bộ này kiểm tra năm trước, có 16 hồ sơ đạt, 26 không đạt và 20 hồ sơ yếu.
Bộ cũng đình chỉ 7 kiểm toán viên, nhắc nhở 21 kiểm toán viên và phê bình các công ty kiểm toán yếu kém, không đạt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, năm nay cơ quan này có kế hoạch kiểm tra 20 - 24 doanh nghiệp kiểm toán độc lập, trong đó 8 đơn vị liên quan tới lĩnh vực chứng khoán. Ông cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập.
Liên quan tới Ngân hàng SCB khi kiểm toán báo cáo tài chính nhưng không phát hiện sai phạm như đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) chất vấn, ông Phớc lý giải khi Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước, họ đã đưa ra kiến nghị, lưu ý về hoạt động của SCB.
Từ 2012 - 2022, Ngân hàng SCB thuê các công ty kiểm toán nước ngoài thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, như EY, Deloitte và KPMG.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nhìn nhận quá trình thực hiện kiểm toán này "có những vấn đề thiếu sót, sai phạm và đã được cơ quan điều tra, xử lý vụ án".
Loạt doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận sau kiểm toán
Bộ trưởng Tài chính nói về sai phạm kiểm toán trong các vụ án
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, những sai phạm của kiểm toán độc lập trong các vụ án hình sự ngoài do năng lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ kiểm toán, không loại trừ có sự cấu kết và cố tình vi phạm pháp luật của kiểm toán viên.
Vì sao kiểm toán KPMG, E&Y, Deloitte không phát hiện bất thường tại SCB?
Vụ án bà Trương Mỹ Lan xảy ra tại Vạn Thịnh Phát và SCB một lần nữa đặt dấu hỏi về vai trò và trách nhiệm của các công ty kiểm toán. Số tiền khổng lồ đã bị rút khỏi ngân hàng trong thời gian dài song hoạt động kiểm toán không phát hiện bất thường gì.
Năm 'giông bão' của các công ty kiểm toán
Thời gian gần đây khá nhiều trường hợp kiểm toán viên bị cơ quan quản lý xử phạt, đình chỉ, tước giấy phép hành nghề, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines
Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hồi phục sản xuất kinh doanh sau đại dịch và việc được gia hạn thanh toán từ các ngân hàng, nhà cung cấp, cũng như khả năng thành công của đề án tái cơ cấu cùng sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng
Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh nào nên 'lên đời' thành công ty?
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Cách mạng xanh hóa bắt đầu từ những chiếc xe máy điện
Hành trình "lên đời" của những chiếc xe máy điện, từ ồn ào, khói bụi sang năng lượng sạch, đang diễn ra từng ngày trên khắp các con phố tại Việt Nam.
Trị dứt điểm lãng phí đầu tư công và các dự án tồn đọng
Nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị có giải pháp dứt điểm lãng phí trong đầu tư công – trụ cột quyết định tăng trưởng kinh tế và hàng nghìn dự án tồn đọng trên cả nước.
Tăng trưởng kinh tế nửa đầu 2025 nhiều tín hiệu khả quan
Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm bám sát kịch bản đề ra nếu không có gì bất thường trong những ngày còn lại của tháng 6.
Triết lý lãnh đạo đang định nghĩa lại nghệ thuật hiếu khách ở Nha Trang
Không chỉ điều hành một khu nghỉ dưỡng 5 sao, ông Kristian Petersen đang định hình lại nghệ thuật hiếu khách bằng triết lý lãnh đạo đầy nhân văn và bền vững.
Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.
Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền
Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.
Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng
Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.