Phát triển bền vững

Châu Á trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu

Phạm Sơn Thứ tư, 07/04/2021 - 17:39

Hàng triệu người đang phải đối mặt với những nguy cơ từ biến đổi khí hậu tại các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.

Lũ quét, sạt lở đất do trận mưa lớn vào hôm chủ nhật vừa qua đã giết chết hơn 130 người tại Indonesia và khiến hàng chục người mất tích. Quốc gia nhỏ bé Đông Timor cũng ghi nhận 27 người thiệt mạng trong trận thiên tai này.

Trong khi đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Việt Nam cũng đưa ra cảnh báo về các hiện tượng thờ tiết cực đoan có khả năng như mưa đá, gió giật mạnh, hạn hán, xâm nhập mặn trong khoảng thời gian giao mùa (từ tháng 4 đến tháng 6).

Châu Á trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu
Lũ lụt từ hôm chủ nhật ở khiến hàng trăm người chết tại Indonesia và Đông Timor. Ảnh: Reuters.

Thực tế, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang trở thành “bình thường mới” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực phát triển mạnh mẽ bậc nhất, hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm sản xuất, tiêu dùng của toàn thế giới. Các hiện tượng thời tiết cực đoan do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu được nhiều tổ chức dự đoán sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và bất thường.

Nghiên cứu của đại học Oxford cho biết, biến đổi khí hậu tại châu Á diễn ra theo chiều hướng “tập trung” mùa mưa và kéo dài mùa khô, tức là mùa mưa sẽ trở nên dữ dội, gây lũ lụt nặng nề, còn mùa khô kéo dài gây ra hạn hán, thiếu nước cho sinh hoạt, canh tác cũng như xâm nhập mặn.

Biến đổi khí hậu tác động lên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, xã hội, con người, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. McKinsey ước tính, 8 – 13% GDP hàng năm sẽ là cái giá phải trả cho biến đổi khí hậu tại châu Á cho tới năm 2050, chưa kể tới những thiệt hại về văn hóa, xã hội và con người.

Theo nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature Communications, đến năm 2050, khoảng 300 triệu người sống tại những nơi có nguy cơ cao về lũ lụt, tập trung chủ yếu tại Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.

Hành động khẩn cấp

Theo Ban Thư ký Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, hầu hết các quốc gia châu Á đều đang hướng tới những mục tiêu nâng cao tham vọng đối phó với biến đổi khí hậu, thông qua giảm phát thải khí nhà kính. Điều này được thể hiện bởi cập nhật kế hoạch hành động về khí hậu theo Thỏa thuận Paris (NDC).

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đánh giá cao những nỗ lực của châu Á trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. TS. Vitor Gaspar, Giám đốc Ban tài chính IMF nhận định, các hành động chống lại sự nóng lên toàn cầu của châu Á “có thể được cảm nhận một cách rõ rệt.

IMF đưa ra 3 hướng chính sách tài khóa cho các quốc gia châu Á, bao gồm cả những quốc gia đang phát triển có thể ứng dụng để hỗ trợ hiệu quả công tác chống biến đổi khí hậu.

Đầu tiên, sử dụng công cụ thuế các bon một cách linh hoạt linh hoạt. Châu Á với dân số đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đang là khu vực phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới, chiếm ½ tổng lượng phát thải nhà kính toàn cầu. Vì vậy, để chống lại biến đổi khí hậu, việc cắt giảm lượng khí thải phải được đặt lên hàng đầu.

Thuế các bon là công cụ rất hiệu quả để giảm phát thải, tuy nhiên ít được sử dụng trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại các nước chưa phát triển do những lo ngại về giá năng lượng tăng cao gây tổn thương nhóm dân cư thu nhập thấp.

Theo các chuyên gia IMF, để áp dụng công cụ thuế các bon nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho nhóm dân cư thu nhập thấp, các chính phủ có thể cân nhắc sử dụng khoản thu từ thuế các bon để đầu tư vào an sinh xã hội cũng như cắt giảm một số loại thuế, phí khác.

Thứ hai, tăng khả năng thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững, cải thiện hệ thống sử dụng tài nguyên nước, khôi phục diện tích rừng và cảnh báo sớm thiên tai. Theo tính toán của IMF, trung bình mỗi quốc gia cần phải đầu tư khoảng 3% GDP để có thể chống chịu được với những hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan.

Lý giải về điều này, Giám đốc Ban tài chính IMF cho biết, tốc độ nóng lên toàn cầu đang tăng cao hơn bất cứ thời điểm nào trong quá khứ và khó có thể kìm hãm ngay lập tức. Các hành động cắt giảm khí thải là cần thiết nhưng lượng khí thải từ quá khứ vẫn tích tụ trong khí quyển và gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan.

Cuối cùng, “đầu tư xanh” cho phục hồi kinh tế hậu Covid-19. “Theo đuổi sự phục hồi xanh dường như khó khăn, nhưng lại là cơ hội tốt tạo thêm việc làm và tăng trưởng bền vững”, ông Gaspar nhận xét.

Về lâu dài, đầu tư xanh sẽ củng cố nền kinh tế, giúp nền kinh tế châu Á bền vững hơn, linh hoạt hơn cũng như vươn lên dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ xanh như năng lượng tái tạo, xe điện, sản xuất hạn chế phát thải các bon.

IMF khuyến nghị các quốc gia phát triển tích cực thúc đẩy tài trợ và chuyển giao công nghệ xanh cho các nước đang phát triển để tạo hiệu quả lan tỏa.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  4 ngày

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  5 ngày

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  6 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  1 tuần

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  2 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp -  1 giờ

Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tài chính -  1 giờ

Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tài chính -  3 giờ

Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Doanh nghiệp -  3 giờ

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  4 giờ

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Sổ tay quản trị -  4 giờ

Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.