Tiêu điểm
Cháy chung cư: 'Tiền bồi dưỡng' hay trực thăng cứu hộ trên cao
"Chúng ta có kinh nghiệm về quản lý dân cư, không có kinh nghiệm quản lý chung cư, đó chính là lý do phát sinh quá nhiều sự mâu thuẫn từ chủ đầu tư – ban quản lý – ban quản trị trong quá trình quản lý và điều hành chung cư", ông Huỳnh Cách Mạng, Phó chủ tịch UBND TP. HCM cho biết.

Nhiều đề xuất lạ kèm những tranh cãi gay gắt giữa các đại biểu tham dự hội nghị về Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy với chung cư và nhà cao tầng do Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) tổ chức xung quanh những ý kiến đóng góp cho thành phố.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển Đại học Fulbright Việt Nam có hai đề xuất đáng chú ý:
Thứ nhất, nên bắt buộc các chung cư mua bảo hiểm, nhưng với điều kiện phải chọn công ty bảo hiểm uy tín. Các nước phương Tây đều làm thế. Bởi, với doanh nghiệp bảo hiểm tốt, nếu hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) của chung cư không đảm bảo an toàn cháy nổ, họ sẽ từ chối bảo hiểm hoặc lấy phí rất cao.
Ngược lại, các công ty bảo hiểm sẽ lấy giá thấp, đó cũng là một cách để cảnh tỉnh cư dân trong chung cư.

Thứ hai, khi các lực lượng PCCC tới kiểm tra định kỳ, ban quản trị tòa nhà nên có "tiền bồi dưỡng", dân cư nên duyệt khoản chi phí này, nên công khai minh bạch còn hơn dấm dúi!
Tuy nhiên, đại diện đến từ công ty quản lý – vận hành nhà chung cư Song Ngọc phản đối quyết liệt đề nghị thứ hai của ông Thành. Theo đại diện chung cư Song Ngọc, nếu ban quản trị chung cư làm như thế, chẳng khác nào đang thỏa hiệp và tiếp tay cho chuyện tham ô hối lộ.
Vị này nói rất gay gắt: Việc kiểm tra định kỳ là công việc tất nhiên phải làm của các cơ quan PCCC, tại sao phải bồi dưỡng?
Nhiều đại diện đến từ các công ty trong ngành xây dựng – bất động sản cho rằng: những biện pháp mọi người nghĩ là hiệu quả như trực thăng cứu hộ trên sân thượng, ống thoát hiểm bằng vật liệu co dãn… trong các vụ cháy nổ nhà chung cư cao tầng là không khả thi.
Đối với ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, để hạn chế việc ngộp khói, các hành lang chung cư nên làm càng thông thoáng càng tốt; ông Trần Phúc Đông, đại diện đến từ doanh nghiệp thiết kế - thi công khác không đồng ý với đề xuất này.
Theo ông Đông, dù đã suy nghĩ hơn 5 năm qua về vấn đề này và vẫn chưa biết nó đúng hay sai. Vì khi xảy ra hỏa hoạn, nếu hành lang quá thông thoáng, gió bên ngoài thổi vào, chẳng khác nào tiếp tay cho "nổi lửa". Tại Úc, những chung cư cao từ 70 đến 80 tầng, hành lang của họ tương đối khép kín và được vận hành bởi hệ thống thông gió 2 chiều.
Còn việc sử dụng trực thăng để giải cứu người dân ở sân thượng trong các vụ cháy chung cư theo ông Đông cũng không khả thi: Trong cơn hoảng loạn, 1.000 người chen lấn xô đẩy có thể kéo ngã cả trực thăng.
Đại diện đến từ Cảnh sát PCCC cho rằng, giải pháp sử dụng ống bằng vật liệu co giãn như ở Nhật để thoát hiểm là không thể áp dụng ở Việt Nam. Đơn giản, các chung cư ở Việt Nam không có chỗ để đặt những chiếc ống như thế! Thực tế nhất, hãy đầu tư cho mình những thang dây ròng rọc có móc cố định như các cư dân các chung cư bên Phú Mỹ Hưng.
Trước những đề xuất trên, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, ông Huỳnh Cách Mạng cho biết, thành phố sẽ xem xét kỹ tất cả những đề xuất, ý kiến cũng như tranh luận của các đại biểu trước khi ra quyết định cuối cùng. Ông đánh giá cao những đề xuất như bắt buộc cư dân mua bảo hiểm, hay thang trang bị những ròng rọc có móc cố định…
"Chúng ta có kinh nghiệm về quản lý dân cư, không có kinh nghiệm quản lý chung cư, đó chính là lý do phát sinh quá nhiều sự mâu thuẫn từ chủ đầu tư – ban quản lý – ban quản trị trong quá trình quản lý và điều hành chung cư.
Singapore cũng cháy nhiều như Việt Nam, nhưng hậu quả lại không nặng nề như chúng ta. Do đó, phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp để mình cũng được an toàn như nước bạn. Hoạt động ưu tiên của thành phố là sẽ khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau đó, mới tìm nguyên nhân đúng và khách quan", ông Mạng nêu vấn đề.

Tuy nhiên, theo vị lãnh đạo TP. HCM, việc khắc phục như thế nào cũng là một vấn đề quan trọng, khi thành phố có tới 1.200 chung cư, trong đó có rất nhiều chung cư cũ xuống cấp trầm trọng.
Sắp tới, thành phố sẽ giao cho Cảnh sát PCCC đến kiểm tra, đốc thúc cũng như có các phương án phòng cháy cụ thể với từng chung cư có nguy cơ cháy nổ cao. Tất nhiên, cơ quan này phải đưa ra lộ trình phù hợp, chứ không được nói chung chung.
Thành phố cũng sẽ đưa ra các chế tài đủ mạnh mẽ và khắt khe đối với từng chủ thể, đồng thời, sẽ chỉ thị cho các chính quyền địa phương rà soát và báo cáo xem có bao nhiêu chung cư có ban quản lý, chung cư nào có chung cư nào không, ông Mạng cho biết.
13 người chết và tiếng chuông báo động từ vụ cháy chung cư Carina Plaza
Từ vụ cháy chung cư Carina Plaza: Không để nỗi sợ hãi dần nguôi ngoai mà... quên
Khi nỗi sợ hãi của 'vụ việc Carina Plaza' dần nguôi ngoai, dần đi vào dĩ vãng, thì liệu những cam kết và hành động của các bên có liên quan có được thực thi nghiêm túc, thường xuyên và liên tục? Liệu các cư dân đô thị, chung cư sẽ có nhận thức và hành động phù hợp cho cuộc sống đô thị kiểu mới?
Nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với Năm Bảy Bảy sau vụ cháy chung cư Carina Plaza
Vụ cháy chung cư Carina Plaza khiến 13 người thiệt mạng trước mắt đã tác động mạnh đến giá cổ phiếu Năm Bảy Bảy và về lâu dài, triển vọng kinh doanh của những dự án công ty dự kiến bán hàng trong năm nay cũng đang là câu hỏi ngỏ.
Công ty Năm Bảy Bảy có vai trò gì trong vụ cháy chung cư Carina Plaza?
Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy khẳng định đơn vị này không phải là chủ đầu tư dự án chung cư Carina Plaza, nơi vừa diễn ra vụ cháy nghiêm trọng khiến 13 người thiệt mạng.
Những bài học đắt giá từ vụ cháy chung cư Carina Plaza
“Cửa thang thoát hiểm chèn cục gạch, cục đá là điều tắc trách nhất mà người Việt nghĩ ra để tự giết mình".
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.