Khởi nghiệp
Chạy đua giao hàng trên thị trường 7 tỷ USD
Không chỉ "chạy đua" gia tăng sự hiện diện thông qua các cửa hàng, các chuỗi bán lẻ đồ cho mẹ và bé hiện còn cạnh tranh tốc độ và chính sách giao hàng, nhất là trong bối cảnh thói quen mua hàng online đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Theo Cục Dân số, năm 2016, Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em ở độ tuổi 0-4 tuổi và hơn 10 triệu phụ nữ ở độ tuổi sinh con. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia đạt tỉ lệ hộ gia đình có trẻ em cao nhất Đông Nam Á, với 12% hộ gia đình có con dưới 1 tuổi và 20% hộ gia đình có con từ 1-2 tuổi.
Với đặc điểm này, Việt Nam hiện trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm liên quan đến bà mẹ, trẻ em. Năm 2016, công ty nghiên cứu thị trường FTA cho biết, thị trường bán lẻ đồ mẹ và bé tại Việt Nam có quy mô 2,5 tỷ USD, dự kiến có thể đạt 7 tỷ USD trong vài năm tới, tốc độ tăng trưởng 30 - 40% mỗi năm.
Đây có lẽ là lý do để vài năm gần đây, ngành hàng dành cho mẹ và bé tại Việt Nam trở nên sôi động, thu hút sự chú ý của doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thay vì tìm tới các mô hình truyền thống như các chợ, các siêu thị, xu hướng của người tiêu dùng là chuyển sang chuỗi bán hàng dành riêng cho mẹ và bé. Điển hình là vươn lên mạnh mẽ của hàng loạt tên tuổi như Bibo Mart, Kids Plaza, Con Cưng, Shoptretho, TutiCare...
Bibo Mart ra đời năm 2006, sau 14 năm phát triển, công ty sở hữu 135 cửa hàng, và được hậu thuẫn bởi quỹ đầu tư ACA Investments (thuộc tập đoàn Nhật Sumitomo). Trong vài năm trở lại đây, Bibo Mart hầu như không mở rộng số lượng điểm bán.
Kids Plaza ra đời năm 2009, hiện có 115 cửa hàng. Tháng 2/2018, Kids Plaza nhận đầu tư từ quỹ Vietnam Investments Group (VIG), khi đó số lượng cửa hàng mới là 75. Có nghĩa chỉ trong 2 năm, Kids Plaza mở mới hơn 50% số lượng cửa hàng trước đó.
Con Cưng sinh sau đẻ muộn, nhưng gây được sự chú ý khi nhận được đầu tư từ quỹ Daiwa-SSIAM II, do Daiwa và SSIAM cùng quản lý. Cách đây 2 năm, Con Cưng sở hữu 346 cửa hàng. Tới nay, công ty dẫn đầu về độ phủ với 472 siêu thị trên toàn quốc và đặt mục tiêu đến năm 2021 sẽ có 1.000 điểm.

Không chỉ "chạy đua" gia tăng sự hiện diện thông qua các cửa hàng vật lý, các chuỗi bán lẻ đồ cho mẹ và bé hiện còn cạnh tranh tốc độ và chính sách giao hàng, nhất là trong bối cảnh thói quen mua hàng online đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Cụ thể, Con Cưng đang hướng tới giao tã sữa online nhanh chóng và dễ dàng như khi khách hàng mua trà sữa. Chuỗi siêu thị này đã đẩy nhanh thời gian giao hàng trung bình chỉ còn 30 phút trong phạm vi cách cửa hàng 10 km. Khách được chọn khung giờ nhận phù hợp, miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 149.000 đồng.
Trong khi đó, Bibo Mart miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng tới các bệnh viện (Nhi, Phụ sản) trong nội thành Hà Nội, TP. HCM. Các đơn hàng trong phạm vi cách cửa hàng 5 km với giá trị 499.000 đồng hoặc hơn cũng được giao miễn phí, xa hơn sẽ phụ thu phí.
Còn Kids Plaza áp dụng chính sách miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 99.000 đồng, trong nội thành Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Bắc Ninh với phạm vi cách cửa hàng 7 km.
Nhìn chung, đặc thù của thị trường là đồ mẹ và bé thường có giá trị nhỏ, nhưng lại có tần suất mua sắm cao nhất, mẫu mã và số lượng sản phẩm cũng phong phú, đa dạng.
Một yếu tố rất quan trọng là người lớn thường tiếc tiền chi tiêu cho mình, nhưng lại chẳng đắn đo khi mạnh tay mua sắm cho các bé. Đối với họ, con cái là trên hết, vì vậy cha mẹ sẽ luôn dành cho chúng những thứ tốt đẹp nhất.
Nhờ đó, thị trường bán lẻ các sản phẩm này luôn "nóng", dư địa và tiềm năng còn rất nhiều. Nhưng không phải là không có rủi ro tiềm ẩn. Theo các chuyên gia, ngành mẹ và bé có đặc thù không quá bị coi trọng bởi giá cả, thay vào đó là chất lượng sản phẩm.
Bởi thế, ngoài việc bán hàng, các thương hiệu muốn được lòng khách hàng và phát triển hơn buộc phải đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng. Ngoài ra, các ngành hàng sản phẩm dành cho trẻ em luôn rất nhạy cảm, đặt nặng yếu tố an toàn, và cần nhiều thời gian để gây dựng niềm tin, uy tín.
Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ
Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ
Thay vì phải chạy theo trào lưu, liên tục tạo ra các sản phẩm, thị trường mới, các chuỗi F&B cần nghiên cứu kĩ về khẩu vị của khách hàng, sau đó là duy trì chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, và tiếp tới là tạo ra một không gian thoải mái.
Startup sách nói Voiz FM nhận vốn từ 500 Startups
Trong bối cảnh vấn đề vi phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan, Voiz FM đã lựa chọn chiến lược lâu dài và tôn trọng bản quyền triệt để. Đây là nền tảng Việt Nam đầu tiên tiến hành đàm phán mua bản quyền từ các tác giả và nhà xuất bản sách.
Điều các sàn thương mại điện tử lo sợ nhất đã đến
Mặc dù Facebook không tự nhận là một sàn thương mại điện tử, nhưng về lâu dài "ông vua mạng xã hội" được dự báo sẽ gây sức ép lên những cái tên như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo...
Ứng dụng gọi xe MyGo chọn khởi đầu chậm chạp
Sau gần 1 năm hoạt động, số lượng tài xế của MyGo không đổi - hơn 100.000, và chỉ hơn một phần ba trong số này hoạt động toàn thời gian và liên tục.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.