Quốc tế
Chi phí công nghệ năng lượng tái tạo giảm xuống mức thấp kỷ lục
Chi phí cho năng lượng tái tạo khẳng định đây là giải pháp chi phí thấp để thức đẩy hành động chống biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.
Năng lượng tái tạo là nguồn điện rẻ nhất ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, theo báo cáo “Renewable Power Generation Costs in 2018” (Chi phí sản xuất năng lượng tái tạo 2018) từ Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA).
Điều này sẽ mở rộng lợi thế chi phí của năng lượng tái tạo, củng cố mục đích kinh doanh và củng cố vai trò của năng lượng tái tạo là động lực của sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Chi phí cho các công nghệ năng lượng tái tạo đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm ngoái.
Chi phí điện bình quân toàn cầu từ năng lượng mặt trời tập trung (CSP) giảm 26%, từ năng lượng sinh học giảm 14%, từ quang điện mặt trời (PV) và điện gió trên đất liền giảm 13%, từ thủy điện giảm 12%, từ địa nhiệt và điện gió ngoài khơi giảm lần lượt 1%.
Báo cáo cho biết chi phí, đặc biệt là cho các công nghệ năng lượng mặt trời và năng lượng gió, dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thập kỷ tới.
Theo cơ sở dữ liệu toàn cầu của IRENA, hơn 3/4 công suất điện gió trên đất liền và 4/5 công suất điện mặt trời dự kiến vận hành vào năm tới sẽ cho sản lượng điện với giá thấp hơn so với các nhà máy điện chạy bằng than, dầu hoặc khí tự nhiên mới rẻ nhất.
Điều quan trọng là các nhà máy điện tái tạo vận hành với mức giá như vậy mà không cần hỗ trợ tài chính.
Điện khí hóa trên cơ sở năng lượng tái tạo cạnh tranh chi phí là xương sống của chuyển đổi năng lượng và là giải pháp phi cacbon chi phí thấp quan trọng để hỗ trợ các mục tiêu chống biến đổi khí hậu được nêu trong Thỏa thuận Paris.
“Điện tái tạo là xương sống của bất kỳ sự phát triển nào hướng đến tính bền vững,” Tổng Giám đốc IRENA Francesco La Camera cho biết.
“Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để tăng tốc phát triển điện tái tạo nếu chúng ta muốn đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của Thỏa thuận Paris”, ông nhấn mạnh.
Đầu tư năng lượng tái tạo gặp nhiều rào cản
EVN vội hòa lưới nốt 54 nhà máy điện mặt trời trước 30/6
EVN đang gấp rút tiến hành nghiệm thu và kiểm tra điều kiện để đóng điện, hoà lưới vận hành các dự án điện mặt trời chính thức trước 30/6/2019.
Lời giải nào cho bài toán phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam?
Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo trên thế giới, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hưng thuộc Phòng Kinh tế, Dự báo và Quản lý nhu cầu năng lượng, Viện Năng lượng đã chia sẻ về những bài toán đối với ngành năng lượng tái tạo Việt Nam cũng như triển vọng trong tương lai của lĩnh vực này.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.