Chi tiêu công ở Việt Nam thuộc nhóm tốn kém trong khu vực

Linh Lan Thứ ba, 03/10/2017 - 16:14

Chi tiêu công cao, bội chi ngân sách khiến nợ công tăng nhanh trong khi nguồn vốn ODA giảm xuống... đang là bài toán khó cho Việt Nam, theo báo cáo chi tiêu công vừa được công bố.

Chi tiêu của Chính phủ so với GDP vẫn duy trì ở mức cao. Ảnh Tạp chí Tài chính

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo "Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Chính sách tài khóa hướng tới bền vững, hiệu quả và công bằng" tại Hà Nội ngày 3/10.

Đại diện WB cho biết, báo cáo được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam chứng kiến nhiều chuyển đổi trong quá trình phát triển, bao gồm việc trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, dân số già đi, đẩy mạnh mở cửa với nền kinh tế thế giới và phân cấp nhanh.

Những chuyển biến này giúp Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tỷ lệ nghèo đói giảm ấn tượng và quá trình cung ứng dịch vụ đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này kéo theo nhu cầu chi tiêu tăng cao, dư địa ngân sách bị thu hẹp. 

Báo cáo nhận định, chi tiêu của Chính phủ so với GDP vẫn duy trì ở mức cao. Tổng chi Ngân sách Nhà nước (bao gồm cả chi từ nguồn trái phiếu) bình quân chiếm 29,2% GDP trong giai đoạn 2011 - 2015 (giai đoạn trước là 28,9%) - đây mức cao so với khu vực và các quốc gia có mức phát triển tương đương.

Đồng thời, bội chi ngân sách liên tục ở mức cao khiến nợ công tăng nhanh, trong khi nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) giảm xuống càng cho thấy tầm quan trọng của việc phải xây dựng một lộ trình ngân sách bền vững.

Theo thống kê, tốc độ tăng thu trong giai đoạn từ 2011 - 2015 (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá), tuy vẫn tích cực, nhưng đã chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thu từ Ngân sách Nhà nước so GDP đã giảm từ 26,4% trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống 23,4% trong giai đoạn 2011 - 2015. 

Nguyên nhân chủ yếu là do giảm thu từ dầu thô (từ 4,8% xuống 3%), từ hoạt động xuất nhập khẩu (5,5% xuống 4,2%) và các khoản thu về đất (2,5% xuống còn 1,7%).

Theo đó, Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện đánh giá Chi tiêu công với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển khác để giúp xác định cách thức phù hợp nhằm đối phó với những thách thức đối với quản lý ngân sách, tiến trình xã hội hóa, cái cách thể chế, bố trí và ưu tiên nguồn lực nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển.

Cụ thể, đánh giá cung cấp thông tin và đưa ra 68 khuyến nghị chính nhằm giải đáp cho ba câu hỏi chính xuyên suốt 15 chương, bao gồm: (1) Làm thế nào để tạo ra dư địa ngân sách cần thiết để đảm bảo cho các nhiệm vụ chi tiêu chính trong bối cảnh thu chậm lại? (2) Làm thế nào để đảm bảo chi tiêu công ở các cấp trung ương và địa phương gắn kết được với các ưu tiên của quốc gia? (3) Làm thế nào để tăng cường trách nhiệm giải trình kết quả, sao cho chi tiêu công đem lại hiệu quả lớn nhất?

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, nhằm đảm bảo bền vững về tài khóa, Quốc hội Việt Nam đã có nghị quyết yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách và đưa mức bội chi ngân sách cho cả giai đoạn 2016 - 2020 không quá 3,9% GDP; phấn đấu đến năm 2020 không quá 3,5% GDP.

Báo cáo Đánh giá Chi tiêu công được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện và do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới cùng soạn thảo, với sự hỗ trợ tích cực về tài chính và kỹ thuật của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (UKaid), Tổng cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO), và Bộ các vấn đề toàn cầu Canada (GAC).
Theo Bộ Tài chính, đây là đánh giá chi tiêu công phối hợp đầu tiên sau hơn 10 năm. Báo cáo này có phạm vi khá toàn diện, bao gồm 15 chương, trong đó gồm: 5 chương liên ngành, 5 chương chuyên ngành (cho 5 ngành chiếm gần 50% tổng chi Ngân sách Nhà nước), 5 địa phương (đại diện cho 2 nhóm các địa phương điều tiết ngân sách về trung ương và các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương) và một đánh giá tổng quan gồm các nhận định và khuyến nghị bao trùm tất cả các chương.


Đề xuất sửa đổi 11 nhóm vướng mắc của Luật Đầu tư công

Đề xuất sửa đổi 11 nhóm vướng mắc của Luật Đầu tư công

Tiêu điểm -  7 năm

Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội phối hợp tổ chức phiên họp giải trình với chủ đề “Tình hình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020”.

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Tiêu điểm -  7 năm

Ước tính vốn đầu tư thanh toán trong tháng 7 tăng khoảng 1,8 lần so với tháng 6.

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước 'lệch pha' về số liệu giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước "lệch pha" về số liệu giải ngân vốn đầu tư công

Tiêu điểm -  7 năm

Thông tin về số liệu giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2017 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã có sự lệch nhau rất lớn.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  2 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  2 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  23 giờ

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  33 phút

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  52 phút

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  2 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  2 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.