Nhịp cầu kinh doanh

Chiến lược M&A mở rộng hệ sinh thái của doanh nghiệp nội

Phương Quỳnh Thứ tư, 18/05/2022 - 08:06

Thị trường mua bán sáp nhập đang chứng kiến sự chuyển hướng sang các công ty trong nước thay vì được dẫn dắt bởi các tên tuổi ngoại như trước đây. Nhiều doanh nghiệp đã đưa M&A vào chiến lược chính trong kế hoạch phát triển và mở rộng hê sinh thái kinh doanh.

Cuộc đua M&A được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục nóng lên bởi đây là một trong những “thế cờ” giúp nhiều doanh nghiệp Việt nâng cao giá trị sản phẩm, gia tăng thị phần, đẩy mạnh phương thức tiếp cận mới với thị trường. 

Theo số liệu của KPMG Việt Nam, thị trường M&A Việt Nam ghi nhận kết quả tích cực bất chấp những khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 khi đạt 8,8 tỷ USD trong 10 tháng của năm 2021, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng phải kể tới là lĩnh vực bất động sản, bất chấp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời kỳ hậu dịch bệnh, thời gian qua, diễn biến của cuộc đua M&A trong lĩnh vực bất động sản vẫn diễn ra vô cùng sôi động.

Có một điểm đáng chú ý trong xu hướng M&A hiện nay là chuyển dần từ “thâu tóm” sang hợp tác, tạo nên những giá trị cộng hưởng, bổ trợ, mang lợi cho cả đôi bên nhằm tạo nên cấu trúc liên kết bền vững. Điều này, đã khiến cho các thương vụ M&A của doanh nghiệp thay đổi về hình thái. 

Nhiều công ty Việt vẫn nuôi khát vọng lớn lao, muốn mở rộng quy mô hệ sinh thái doanh nghiệp, gia tăng giá trị thương hiệu bằng còn đường M&A dựa trên nền tảng là ngành nghề kinh doanh cốt lõi.

Ông lớn ngành gỗ và “thế cờ” M&A

Lựa chọn đi theo xu thế M&A mới này là một doanh nghiệp lớn trong ngành gỗ - Công ty CP Gỗ An Cường (ACG). Năm 2021, đánh dấu bước ngoặc lớn của An Cường với việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư và M&A. Tiêu chí đầu tư của An Cường cũng rất rõ ràng theo hướng ưu tiên các khoản đầu tư an toàn, có độ minh bạch cao và có thể hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. 

Theo đó, An Cường đã đầu tư vào trái phiếu có đảm bảo thông qua việc ủy thác cho VinaCapital quản lý khoản đầu tư vào trái phiếu hơn 156 tỷ đồng, đầu tư vào bất động sản kèm quyền chọn mua nhà tại dự án NovaWorld Phan Thiết với giá trị hơn 285 tỷ đồng.

Chiến lược M&A mở rộng hệ sinh thái của doanh nghiệp nội
Lãnh đạo của Gỗ An Cường và Thắng Lợi Group tại lễ ký kết cổ đông chiến lược

Trong năm 2021 An Cường cũng đẩy mạnh hoạt động M&A, thông qua việc mua 12,9% cổ phần tại Thắng Lợi Group (TLG) với giá trị đầu tư 120 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng hơn 50%/năm của TLG trong giai đoạn 2020-2025, khoản đầu tư này đã cho mức sinh lời gấp nhiều lần so với vốn đầu tư ban đầu. 

Quan trọng hơn, sự hợp tác của hai bên nhắm đến mục tiêu phát triển dài hạn theo hướng cộng hưởng và hài hòa giá trị của hai bên. Theo đó, An Cường sẽ cùng tham gia đầu tư và là đơn vị cung cấp các sản phẩm và giải pháp nội thất cho các dự án nhà ở của TLG.

Trong quý I/2022, An Cường tiếp tục giải ngân mua 30% cổ phần của Thắng Lợi Central Hill (Central Hill)- công ty con của TLG. Đây, là đơn vị tập trung phân khúc nhà cao tầng giá hợp lý với phân khúc chung cư dưới 1 tỷ đồng/căn hộ. 

Dựa trên thế mạnh của mình về việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng, hoàn thiện nội thất và bán hàng, Central Hill sẽ cung cấp ra thị trường các sản phẩm vừa túi tiền và phù hợp với nhu cầu của đại đa số người dân ở các khu vực lân cận ngay sát TP.HCM. 

Với quỹ đất sạch hiện có sẵn sàng để xây dựng, trong giai đoạn 2022 đến 2025, Central Hill sẽ tung ra thị trường hơn 9.000 căn hộ (diện tích từ 40-60m2), tại khu vực huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Chiến lược M&A mở rộng hệ sinh thái của doanh nghiệp nội 1
Central Hill kỳ vọng sẽ tạo ra quỹ nhà ở chất lượng cao với giá thành hợp lý

Bên cạnh đó, Central Hill cũng đã đạt được thỏa thuận nhận chuyển nhượng hơn 20ha đất sạch tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và hơn 7ha đất sạch tại Tiền Giang. Central Hill sẽ hoàn thiện về pháp lý và thiết kế của các dự án này để tiếp tục cung cấp ra thị trường hơn 20.000 căn hộ vừa túi tiền trong giai đoạn 2023 đến 2026.

Chiến lược M&A mở rộng hệ sinh thái của doanh nghiệp nội 2
Phối cảnh một dự án nhà cao tầng của Cetral Hill nhìn từ “view” hồ bơi

Việc đầu tư vào phân khúc nhà cao tầng là chiến lược quan trọng của An Cường khi có thể tham gia từ giai đoạn thiết kế cho đến hoàn thiện tạo ra không gian sống lý tưởng cho cộng đồng, vừa có thể tạo ra các sản phẩm vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu nhà ở của đại đa số dân cư. 

Ngoài ra, với số lượng căn hộ bàn giao đều đặn hàng năm cũng đảm bảo sử dụng hiệu quả hơn công suất sản xuất cho nhà máy và tạo ra được nhiều sản phẩm chất lượng tốt và với giá thành hợp lý. Đây, có thể nói là một chiến lược phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp khôn ngoan và bền vững của An Cường.

Tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi hậu M&A

Luôn kiên trì với định hướng chiến lược và chủ yếu tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi. An Cường là doanh nghiệp được định vị là tên tuổi hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á về vật liệu, giải pháp và nội thất làm bằng gỗ công nghiệp. Hiện nay, An Cường nắm giữ hơn 55% thị phần gỗ công nghiệp ở phân khúc trung và cao cấp tại thị trường Việt Nam và là thương hiệu gỗ công nghiệp được khách hàng nghĩ đến đầu tiên (top of mind).

Về dài hạn, An Cường tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư và M&A an toàn, hiệu quả. Theo đó, công ty sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào các lĩnh vực có liên quan đến và hỗ trợ cho hoạt động cốt lõi của công ty, từ đó tạo thêm các động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là thông qua các hoạt động M&A. 

Hoạt động đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cốt lõi của An Cường, đưa công ty vào giai đoạn phát triển bền vững hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng và các cổ đông. 

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  52 phút

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  1 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  2 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc

Tiêu điểm -  4 giờ

Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  20 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.