Chiến lược thâu tóm để phát triển của NovaGroup

Quỳnh Chi Thứ sáu, 10/12/2021 - 13:39

Sự hiện diện trên thị trường M&A lớn hơn trong những năm gần đây nhưng trên thực tế, quá trình phát triển của NovaGroup đã gắn liền với thị trường này từ rất lâu.

10 - 20% quỹ đất NovaLand đang có chủ yếu do tự phát triển, đền bù đất còn lại là mua trên thị trường thứ cấp

Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam thể hiện sự ổn định cao, thậm chí tăng trưởng mạnh trong năm 2021 dù ở trong bối cảnh Covid. 

Trong mười tháng năm 2021, thị trường M&A đã thu hút 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và 13,7% so với năm trước dịch, năm 2019. Trong khi đó, số lượng giao dịch giảm nhẹ.

Hơn 500 số thương vụ được công bố trong mười tháng năm 2021. Trong đó, 58% tổng giá trị giao dịch M&A đến từ ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, bất động sản và tài chính.

Đáng chú ý, tỷ trọng giá trị M&A mà doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đang có xu hướng tăng lên. Đã có 1,6 tỷ USD được thực hiện bởi các nhà đầu tư trong nước trong mười tháng năm 2021. 

Trong đó, 11 thương vụ với tổng giá trị 1,13 tỷ USD được thực hiện bởi năm công ty hàng đầu của Việt Nam gồm Vingroup, Masan, NovaLand, Hoà Phát, Vinamilk.

Sự hiện diện của NovaGroup trên thị trường M&A khá rõ nét trong hai năm vừa qua. Theo báo cáo thường niên năm 2020 của Novaland cho thấy, hoạt động M&A của đơn vị này tập trung vào chất lượng hơn số lượng, các dự án có pháp lý tốt, giá cả hợp lý đã được hoàn tất.

Tổng giá trị các thương vụ mua bán sáp nhập của Novaland thực hiện năm ngoái lên đến hơn 19 nghìn tỷ đồng. 

Một số thương vụ nổi bật có thể kể đến như bán Bất động sản Phong Điền, Cảng Phú Định, Bất động sản Phú Trí và Nova Nippon & Sun City; chi 8.575 tỷ mua vào bảy công ty và nắm cổ phần chi phối là Lucky House, Tân Kim Yến, Phúc Hoa, Thế kỷ Hoàng Kim, An Huy, Đầu tư Liberty và Du lịch Thanh Niên.

Đến ngày 31/12/2020, NovaGroup có 80 công ty con và bảy công ty liên kết. Quỹ đất tập đoàn này sở hữu và đang nghiên cứu khoảng 5.000ha với 50 dự án bất động sản nhà ở và bất động sản du lịch.

Theo ông Nguyễn Thái Phiên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn NovaGroup, sự hiện diện trên thị trường M&A lớn hơn trong những năm gần đây nhưng trên thực tế, quá trình phát triển của NovaGroup đã gắn liền với thị trường này từ rất lâu.

“10 - 20% quỹ đất NovaLand đang có chủ yếu do tự phát triển, đền bù đất còn lại là mua trên thị trường thứ cấp”, ông Phiên cho biết trong diễn đàn M&A Việt Nam năm 2021.

Chiến lược thâu tóm để phát triển của NovaGroup
Ông Nguyễn Thái Phiên, Phó tổng giám đốc Tập đoàn NovaGroup

Đối với ngành dịch vụ, khi quỹ đất tại TP.HCM khó khăn hơn trong giai đoạn 2017 - 2018, tập đoàn này quyết định ra ngoại tỉnh với các địa phương như Đồng Nai, Hồ Tràm, Phan Thiết… 

Trong đó, các thương vụ ở Đồng Nai có tổng giá trị giao dịch lên đến gần 1 tỷ USD. Các dự án được lựa chọn là những dự án có vị trí rất tiềm năng - thừa hưởng lợi thế phát triển hạ tầng giao thông kết nối trong tương lai.

Bên cạnh đó, với phương châm của nhà sáng lập và công ty là kiến tạo và phụng sự cộng đồng, NovaGroup bắt buộc phải hệ thống xây dịch vụ hỗ trợ cho khu đô thị như hệ thống F&B, khu nghỉ dưỡng, giáo dục… 

Tất cả những nhánh nhỏ đó đầu tiên đều được NovaGroup tự phát triển, sau đó M&A để gom lại thành Nova Service Group hỗ trợ NovaLand để kiến tạo cộng đồng.

Với câu chuyện của Nova Consumer Group (tiền thân là Anova) khởi điểm là chuỗi vaccine, chuỗi thú y. Ông Phiên cho biết, mặc dù doanh thu rất đều nhưng nhu cầu nội thân của các cổ đông lớn là bước ra khỏi vùng an toàn, đối mặt thách thức mới nên từ năm 2019, Anova bắt đầu đổi tên là Nova Consumer Group và thực hiện một số thương vụ M&A như Cầu Đất Farm, PhinDeli…

“Chặng đường còn rất dài nhưng chiến lược là kiên định và rõ ràng”, ông Phiên cho biết.

Đòn bẩy cho lợi nhuận của Novaland

Theo chuyên gia M&A Trịnh Quỳnh Giao, các tập đoàn lớn thường quyết định rút khỏi một số mảng không thành công. Ông Phiên cho biết, đây cũng là một mối quan tâm lớn của NovaGroup khi tăng trưởng nhanh với việc mua nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau.

Ông Phiên cho rằng, các nhà sáng lâp của doanh nghiệp Việt Nam khát vọng rất lớn lao, các thế hệ 5x-6x chưa bao giờ nhìn thị trường Việt Nam kém hấp dẫn cả, họ muốn vươn lên. Trong mười việc họ làm, họ chỉ cần 1-2 việc thành công là rất tốt.

“Các doanh nghiệp lớn đã thất bại rất nhiều thì mới có thành công như vậy. Việc chấp nhận thất bại, trong NovaGroup mọi người luôn phải chuẩn bị điều đó, tuy nhiên ở Nova, chúng tôi không dùng từ cố gắng mà luôn chạy 100%”, lãnh đạo NovaGroup cho biết.

“Kinh doanh nhiều khi là may mắn, nhưng mình phải hết sức đã”, ông Phiên khẳng định.

Để thực hiện các thương vụ M&A thành công, ông Phiên cho rằng, đối với người đi mua phải luôn “stay hungry”, luôn mong muốn tìm kiếm và thực hiện thành công các thương vụ; thực sự cởi mở và hành động nhanh nếu không sẽ tuột mất cơ hội. 

Doanh nghiệp Việt chủ động 'cuộc chơi' M&A trong đại dịch

Doanh nghiệp Việt chủ động 'cuộc chơi' M&A trong đại dịch

Tài chính -  3 năm
Doanh nghiệp Việt đã chủ động tham gia các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) mở rộng hệ sinh thái để phát triển.
Doanh nghiệp Việt chủ động 'cuộc chơi' M&A trong đại dịch

Doanh nghiệp Việt chủ động 'cuộc chơi' M&A trong đại dịch

Tài chính -  3 năm
Doanh nghiệp Việt đã chủ động tham gia các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) mở rộng hệ sinh thái để phát triển.
M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

Bất động sản -  3 năm

Bên cạnh những khó khăn do giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, nhiều nhà đầu tư cũng có tâm lý tư thận trọng hơn khi xuống tiền tại thời điểm này.

Khẩu vị mới trong hoạt động M&A ngành ngân hàng

Khẩu vị mới trong hoạt động M&A ngành ngân hàng

Leader talk -  4 năm

Theo đánh giá của Deloitte, M&A của ngành ngân hàng hiện nay sẽ tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể còn nhiều tiềm năng tăng trưởng như tài chính tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng, thay vì việc mua nhằm mục tiêu kiểm soát và gia nhập thị trường.

Nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ các thương vụ M&A

Nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ các thương vụ M&A

Tài chính -  4 năm

Trong những năm qua, nguồn ngoại tệ dồi dào từ các thương vụ M&A mà nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào doanh nghiệp trong nước đã góp phần tạo nên mức dự trữ ngoại hối kỷ lục của Việt Nam.

M&A bất động sản mùa dịch Covid-19

M&A bất động sản mùa dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Hiện vẫn đang có nhiều thương vụ gọi vốn từ các chủ đầu tư Việt Nam có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài bởi tính quy mô của dòng tiền, hiệu suất sinh lợi cao, tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản còn non trẻ và đang phát triển.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.

Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?

Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?

Hồ sơ kinh doanh -  4 phút

Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'

Tài chính -  19 phút

Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.

Nguồn cung khan hiếm, bất động sản liền thổ tại trung tâm TP.HCM được săn đón

Nguồn cung khan hiếm, bất động sản liền thổ tại trung tâm TP.HCM được săn đón

Nhịp cầu kinh doanh -  19 phút

Giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm, các khu dân cư mới với quỹ đất hiếm hoi còn sót lại trở thành tài sản quý giá được khách hàng săn đón. Không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư, nhà phố trong khu dân cư còn là kênh đầu tư an toàn với tiềm năng tăng giá liên tục.

Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42

Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42

Tài chính -  19 phút

Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.

Đặt vé máy bay trên app ngân hàng, được hỗ trợ 24/7

Đặt vé máy bay trên app ngân hàng, được hỗ trợ 24/7

Nhịp cầu kinh doanh -  19 phút

Đặt vé máy bay online đang trở nên dễ dàng và an tâm hơn khi người dùng sử dụng app ngân hàng, mọi vấn đề phát sinh được xử lý nhanh chóng 24/7.

Ngân hàng số Cake tạo cách mạng chuyển khoản với AI

Ngân hàng số Cake tạo cách mạng chuyển khoản với AI

Nhịp cầu kinh doanh -  59 phút

Ngân hàng số Cake by VPBank đã ra mắt tính năng "Chuyển tiền nhanh AI”, cho phép người dùng chuyển khoản mà không cần nhập tay thủ công.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  11 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.