Doanh nghiệp Việt chủ động 'cuộc chơi' M&A trong đại dịch

Hứa Phương Thứ bảy, 16/10/2021 - 13:02

Doanh nghiệp Việt đã chủ động tham gia các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) mở rộng hệ sinh thái để phát triển.

Giữa tháng 5/2021, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở TP.HCM thì cũng là lúc thông tin Tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc quyết định bán lại 100% vốn của công ty Emart Việt Nam cho Tập đoàn Thaco rò rỉ trên thị trường trong nước và quốc tế.

Doanh nghiệp Việt chủ động cuộc chơi M&A trong đại dịch
Doanh nghiệp Việt chủ động 'cuộc chơi'M&A trong đại dịch

Thương vụ này được phía Thaco và Emart Inc xác nhận hoàn tất chuyển nhượng vào ngày 9/10. Việc Thaco sở hữu Emart Việt Nam đánh dấu một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản suất lắp ráp ô tô chính thức bước chân vào mảng bán lẻ. Ngoài ra, thương vụ này còn có ý nghĩa lần thứ hai ở mảng bán lẻ sau thương vụ Saigon Co.op mua hệ thống siêu thị của Tập đoàn Auchan (Pháp) tại Việt Nam thì một “ông nội” nữa đã mua “ông ngoại”.

Hơn nữa, thương vụ Thaco mua lại Emart Việt Nam diễn ra trong bối cảnh TP.HCM đang trải qua giai đoạn giãn cách khốc liệt nhất để phòng chống dịch Covid-19, cùng với đó là hình ảnh dòng người xếp hàng dài để đến lượt vào siêu thị mua thực phẩm. Tức là một phần nào đó của thương vụ có thể được hai bên đàm phán trực tuyến chứ không phải trực tiếp như trước đây.

Đánh giá về hiện tượng “ông nội” M&A “ông ngoại”, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng sự vươn lên của doanh nghiệp Việt cho thấy nước ta đã có những tập đoàn lớn mạnh. Thời gian qua việc M&A của các doanh nghiệp nội không còn nằm trong lãnh thổ Việt Nam mà đã vươn ra khu vực và thế giới.

Theo ông Hiếu thì tác động Covid-19 lên hoạt động M&A rất rõ nét và làm nổi lên 3 đặc điểm đáng chú ý.

Cụ thể, M&A toàn cầu có sự sụt giảm trong 6 tháng 2020 với tổng giao dịch khoảng 917 tỷ USD nhưng sự tăng trưởng lại rất nhanh trong nửa cuối năm khi được kiểm soát, giá trị đạt 2.200 tỷ USD. Trong năm 2021, giá trị M&A toàn cầu ước tính đã đạt khoảng 2.600 tỷ USD.

Đối với thị trường Việt Nam, năm 2019 đạt giá trị các thương vụ M&A đạt 7,2 tỷ USD, trong đó có những thương vụ được thực hiện bởi các đoàn kinh tế trong nước nhưng khối ngoại vẫn ảnh hưởng lớn chiếm đa số về thương vụ cũng như giá trị.

Năm 2020, tổng giá trị các thương vụ M&A chỉ 3,5 tỷ USD. Ngành nghề tập trung nhiều thương vụ M&A là bất động sản, tài chính ngân hàng, công nghệ, logistic, dược phẩm, công nghệ…

Trong đó, nổi bật nhất là ngành bất động sản tập trung hơn 40%, dịch vụ bị tác động mạnh bởi Covid - 19, nhưng M&A lại diễn ra với 18% hay thực phẩm đồ uống, dược phẩm, vật liệu xây dựng…

Đặc biệt, đây cũng là thời điểm ghi nhận sự tham gia mạnh mẽ hơn của doanh nghiệp nội vào các thương vụ M&A. Trước đây từng có thời gian nước ta bùng lên lo ngại việc các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính doanh nghiệp Việt nên đã từng có ý kiến cho rằng cần có chính sách hạn chế.

Tỷ phú Trần Bá Dương nhảy vào lĩnh vực bán lẻ

Nhưng nay “cuộc chơi” đã khác, nếu năm 2018 doanh nghiệp Việt Nam là bên mua chiếm 18% đã tăng lên 30% năm 2019 - 2020, các chủ thể tham gia vào M&A từ 2019 - quý I/2021 có 49% là doanh nghiệp Việt Nam. Địa bàn xảy ra các thương vụ M&A là 70% ở Việt Nam, 30% ở lãnh thổ bên ngoài.

Các thương vụ M&A mang tính hợp tác liên kết hình thành chuỗi thay vì thôn tính như trước đây cũng hình thành rất rõ. Giai đoạn 2019 - 2021 chỉ 11% giao dịch M&A là sáp nhập (tức triệt tiêu 1 bên) còn lại 80% mua lại (mua cổ phần chiếm tỷ lệ đa số) để kiểm soát và 9% là liên doanh.

Dưới góc nhìn của nhà tư vấn, ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam đặt câu hỏi phải chăng do dịch Covid-19 nhà đầu tư nước ngoài không qua được nên doanh nghiệp Việt chiếm lĩnh cuộc chơi?

Tuy nhiên ông Ái cho rằng doanh nghiệp Việt đã trải qua 3 giai đoạn phát triển. Đó là trước năm 2010 là giai đoạn tích lũy. Tức là các doanh nghiệp tư nhân đa số là nằm trong tay một ông chủ, có tốc độ phát triển nhanh. Giai đoạn này các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn của thị trường như khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Giai đoạn từ 2010 -2019, đây là thời gian cơ cấu lại, củng cố để phát triển và chuyển giao thế hệ giữa những người sáng lập cho thế hệ tiếp theo.

Từ năm 2019 trở đi là giai đoạn phát triển bền vững nên đã có những tập đoàn đa ngành lớn mạnh như VinGroup, Thaco Group, Masan Group, NovaGroup….Sau thời gian phát triển nội tại, củng cố tiềm lực và đặc biệt là thu hút được nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì cũng đã đến lúc các doanh nghiệp Việt đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, hình thành nên các hệ sinh thái để phát triển.

Đơn cử như VinGroup là tập đoàn bất động sản tham gia vào sản suất ô tô; Thaco Group là một tập đoàn chuyên ngành ô tô tham gia vào nông nghiệp, bán lẻ; Massan Group từ nước tương đến hoàn thiện chuỗi 3F, bán lẻ, khoáng sản; NovaGroup đang từng bước trở thành tập đoàn đa ngành.

Các doanh nghiệp Việt thời điểm này đã có chiến lược phát triển rất rõ ràng đó là thông qua M&A để hình thành hệ sinh thái. Đây là tín hiệu phát triển tích cực của các doanh nghiệp Việt.

Còn ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đánh giá đây là thời điểm hợp lý để “dọn dẹp” các doanh nghiệp sau khi bị “cơn bão” quét qua để hình thành các tập đoàn đa ngành thông qua M&A.

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

Bất động sản -  3 năm
Bên cạnh những khó khăn do giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, nhiều nhà đầu tư cũng có tâm lý tư thận trọng hơn khi xuống tiền tại thời điểm này.
M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

M&A bất động sản gặp khó vì Covid-19

Bất động sản -  3 năm
Bên cạnh những khó khăn do giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, nhiều nhà đầu tư cũng có tâm lý tư thận trọng hơn khi xuống tiền tại thời điểm này.
Tỷ phú Trần Bá Dương nhảy vào lĩnh vực bán lẻ

Tỷ phú Trần Bá Dương nhảy vào lĩnh vực bán lẻ

Doanh nghiệp -  3 năm

Tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc đã quyết định bán lại công ty Emart Việt Nam sau 5 năm không thể mở thêm siêu thị nào, bên mua được cho là Tập đoàn Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  15 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  17 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  17 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.