Chính phủ quyết tâm đạt tăng trưởng GDP 2018 tối thiểu 6,7%

Minh Anh Thứ hai, 02/04/2018 - 20:09

Truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định tinh thần quyết tâm đạt tăng trưởng GDP cả năm tối thiểu 6,7% và phấn đấu tăng trưởng cao hơn để tạo đà cho 2019.

Ảnh minh hoạ

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2018, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã báo cáo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018, gồm các mức tăng 6,7% và 6,8%. 

Về cơ bản, hai kịch bản được xây dựng bám sát nhau, chỉ thay đổi tăng trưởng của ngành công nghiệp, do xét thấy xu hướng tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là khá tốt.

Truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, dù quý I đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7,38% nhưng "không chủ quan và thoả mãn những gì đã đạt được". Tinh thần của Chính phủ là quyết đạt GDP cả năm tối thiểu 6,7% và phấn đấu tăng trưởng cao hơn để tạo đà cho 2019 và các năm tiếp theo.

Lý giải về nguyên nhân của tăng trưởng kỷ lục, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Lê Quang Mạnh cho rằng, năm nay quý I tăng cao do đà tăng mạnh quý III, IV năm ngoái. 

Để duy trì tốc độ cao liên tục là không đơn giản. Nếu so sánh quý I/2017, khi tăng trưởng thấp chỉ khoảng trên 5,15%, nên tốc độ tăng trưởng quý I năm nay sẽ có cơ hội cao hơn. Còn nếu so với nền cao như các quý III, IV năm ngoái thì quý III, quý IV/2018 sẽ khó tăng cao như quý I vừa rồi.

GDP quý I tăng 7,38%, cao nhất trong 10 năm gần đây

Một nguyên nhân nữa là trong năm 2017, kinh tế trong nước có một số yếu tố tăng đột biến, có đóng góp tích cực vào mức tăng chung ở các quý sau như Samsung, Formosa. 

"Nhưng năm 2018 này, quý I, chúng ta đã huy động cơ bản tốt cả ba lĩnh vực phục vụ tăng trưởng, các nhân tố cho sự tăng trưởng đột biến cuối năm nay chưa thể hiện rõ, nên tính toán phải dựa trên số liệu thực tế", ông Mạnh cho hay.

Bên cạnh đó, dù bối cảnh quốc tế và trong nước nhiều thuận lợi nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Chu kỳ biến động tăng trưởng kinh tế quốc tế sau 10 năm cũng có thể có suy thoái. Hơn nữa, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất điều hành sẽ gây áp lực lớn lên điều hành tỉ giá, lãi suất trong nước. 

Với rủi ro tiềm ẩn, ông Mạnh cho rằng, Chính phủ đã thông qua kịch bản theo hướng duy trì tăng trưởng ổn định kinh tế vĩ mô, thận trọng trong điều hành, sao cho duy trì tăng trưởng bảo đảm bền vững, không chỉ trong năm nay mà cả các năm tiếp theo.

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không hài lòng, tự mãn với những kết quả đã đạt được; cần phải kiên trì, khẩn trương thực hiện hiệu quả các giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất giải pháp phù hợp với những kịch bản, diễn biến mới.

Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, 19-2017/NQ-CP, 35/NQ-CP, Chỉ thị 240 của Thủ tướng và chương trình hành động của bộ ngành, địa phương. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ; đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.

Chính phủ sẽ tiếp tục coi công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và các năm tiếp theo. 

Đẩy mạnh rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải sửa ngay nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh.

Tại phiên họp, Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Chính phủ, bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chính trên các lĩnh vực kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô; giải ngân vốn đầu tư công; tài chính - ngân sách; nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ và du lịch; giao thông vận tải; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế nói gì về con số GDP tăng kỷ lục 7,38%?

Chuyên gia kinh tế nói gì về con số GDP tăng kỷ lục 7,38%?

Tiêu điểm -  6 năm
Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, mức tăng GDP kỷ lục trong quý I có thể sẽ không xảy ra ở các quý tiếp theo trong năm nay.
Chuyên gia kinh tế nói gì về con số GDP tăng kỷ lục 7,38%?

Chuyên gia kinh tế nói gì về con số GDP tăng kỷ lục 7,38%?

Tiêu điểm -  6 năm
Theo chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ, mức tăng GDP kỷ lục trong quý I có thể sẽ không xảy ra ở các quý tiếp theo trong năm nay.
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018

Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018

Tiêu điểm -  6 năm

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, mô hình tăng trưởng GDP truyền thống quý sau cao hơn quý trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018. Ngược lại, tăng trưởng theo từng quý cũng như lũy kế quý I, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2018 sẽ có xu hướng giảm dần.

Chủ tịch ADB: Kinh tế Việt Nam 2018 sẽ tăng trưởng vượt 7%

Chủ tịch ADB: Kinh tế Việt Nam 2018 sẽ tăng trưởng vượt 7%

Tiêu điểm -  6 năm

Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á Takehiko Nakao tuyên bố, sau khi Việt Nam chuyển đổi sang các nguồn vốn dựa trên thị trường nhiểu hơn của ADB, ngân hàng này có thể cung cấp ít nhất 1 tỷ USD/năm trong năm 2019 và 2020.

Đâu là động lực tăng trưởng mới cho các nước khu vực GMS?

Đâu là động lực tăng trưởng mới cho các nước khu vực GMS?

Tiêu điểm -  6 năm

Tìm kiếm những động lực tăng trưởng kinh tế mới, ít phụ thuộc vào lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên được coi là chìa khóa thành công của các nước khu vực GMS trong tương lai.

Tăng trưởng doanh nghiệp mới ngành kinh doanh bất động sản dẫn đầu quý I/2018

Tăng trưởng doanh nghiệp mới ngành kinh doanh bất động sản dẫn đầu quý I/2018

Tiêu điểm -  6 năm

Trong 3 tháng đầu năm 2018, xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 32,7%.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều