Vì sao gần 50% doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ
Khu vực tư nhân hiện nay đang gặp phải một số rào cản phát triển, đặc biệt là các rào cản đến từ sản xuất và thực hiện nghĩa vụ thuế phí hải quan đối với Nhà nước.
Trong 3 tháng đầu năm 2018, xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 32,7%.
Trong tháng 3/2018, số doanh nghiệp được thành lập mới là 8.082 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 81.156 tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và giảm 18,0% về số vốn đăng ký so với tháng 2/2018.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 3 đạt 10 tỷ đồng, giảm 20,3% so với tháng trước.
Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 3 là 68.979 lao động, giảm 3,0% so với tháng trước.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 3 trên cả nước là 1.801 doanh nghiệp, giảm 22,3% so với tháng 2 năm 2018.
So sánh tình hình đăng ký doanh nghiệp của tháng 3 với tháng 02/2018 cho thấy, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn giảm 57,5%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể tăng 57,3% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 18,8%.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2018, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước là 35.234 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong tháng qua là 763.964 tỷ đồng, trong đó: có 26.785 doanh nghiệp thành lập mới và 8.449 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
So sánh tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2018 với cùng kỳ năm ngoái phân theo lĩnh vực hoạt động:
Về số doanh nghiệp đăng ký, lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở những ngành nghề như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy chiếm 34,4%; Xây dựng chiếm 13,4%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 12,2%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 7,5%;...
Qua xem xét về số lượng và tốc độ gia tăng doanh nghiệp cho thấy, ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất so với cả nước nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 32,7%.
Về số vốn đăng ký, thì ngành Kinh doanh bất động sản tiếp tục có số vốn đăng ký mới nhiều nhất chiếm 28,4%; tiếp đến là Xây dựng chiếm 15,1%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy chiếm 13,8%; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 10,4%; Sản xuất phân phối điện, nước, ga chiếm 7,1%;...
Xét về tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên 1 doanh nghiệp, trong 3 tháng đầu năm nay một số ngành có tỷ trọng cao như Sản xuất phân phối điện, nước, ga đạt 83 tỷ đồng/doanh nghiệp; Kinh doanh bất động sản đạt 64,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 28,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 20,3 tỷ đồng/doanh nghiệp; Khai khoáng đạt 15,1 tỷ đồng/doanh nghiệp;...
Về số lao động đăng ký, một số ngành, lĩnh vực thu hút nhiều số lao động gia nhập thị trường, gồm có: Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 34,8%; Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy chiếm 22,1%; Xây dựng chiếm 11,0%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác chiếm 4,9%;...
Một số ngành có tỷ trọng lao động bình quân trên 1 doanh nghiệp cao, gồm có: ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất trong các ngành kinh tế với 24 lao động/doanh nghiệp; tiếp đó là Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 14,6 lao động/doanh nghiệp; ngành Sản xuất phân phối điện, nước, ga là 13,1 lao động/doanh nghiệp; Khai khoáng là 9,8 lao động/doanh nghiệp; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là 8,9 lao động/doanh nghiệp;...
Như vậy, xét về số lao động đăng ký và tỷ trọng lao động thì ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm ưu thế hơn các ngành còn lại nhưng xét về tỷ lệ gia tăng lao động so với cùng kỳ năm 2017 thì ngành này lại giảm.
Khu vực tư nhân hiện nay đang gặp phải một số rào cản phát triển, đặc biệt là các rào cản đến từ sản xuất và thực hiện nghĩa vụ thuế phí hải quan đối với Nhà nước.
Mặc dù các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có thể chấp nhận chi phí không chính thức như một phần của cuộc chơi tuy nhiên tham nhũng có thể là một trong những trở ngại thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.
Alphanam đang có một thế hệ nhân sự ở độ đôi mươi với những tư duy mới mẻ, khác biệt về cuộc sống và công việc.