Tiêu điểm
Chính thức điều chỉnh tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định mới, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 4 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126 cách đầy 2 năm vừa được Phó thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành.
Điểm đáng chú ý của nghị định này là sửa đổi quy định tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; đồng thời, điều chỉnh tương ứng quy định tại điểm c và điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP về tạm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý của hãng vận tải nước ngoài.
Cụ thể, điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định "Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước".
Theo nhận định của Bộ Tài chính, việc yêu cầu doanh nghiệp ước số thuế phải nộp cả năm từ quý III, trước khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính 2 tháng là chưa hợp lý về mặt thời điểm. Do đó, chính sách trên đã gây khó khăn cho người nộp thuế.
Do đó, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP đã sửa đổi thành: "Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 4 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước".
Bên cạnh đó, theo quy định mới, thuế thu nhập doanh nghiệp của hãng vận tải nước ngoài tạm nộp quý và khai quyết toán năm. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 4 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 4 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước".
Quy định trên được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021 như sau:
Thứ nhất, tính đến ngày Nghị định 91/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (30/10/2022) người nộp thuế có số thuế tạm nộp 3 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 không thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm, thì không áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 4 quý như trên.
Thứ hai, tính đến ngày 30/10/2022, người nộp thuế có số thuế tạm nộp 3 quý đầu kỳ tính thuế năm 2021 thấp hơn 75% số phải nộp theo quyết toán năm, thì được áp dụng tỷ lệ tạm nộp 4 quý như trên nếu không tăng thêm số tiền chậm nộp.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra đã tính tiền chậm nộp theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và khi áp dụng quy định tỷ lệ tạm nộp 04 quý ở trên được giảm số tiền chậm nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị điều chỉnh giảm tiền chậm nộp theo Mẫu số 01/GTCN gửi cơ quan thuế nơi phát sinh tiền chậm nộp (là cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan thuế có hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp). Sau khi điều chỉnh giảm mà có số tiền chậm nộp nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Chương VIII Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Với việc điều chỉnh trên, việc ước tính số thuế phải nộp sẽ sát thực tiễn kinh doanh hơn. Quy định như vậy cũng khuyến khích doanh nghiệp thực hiện hạch toán, ghi chép sổ sách kịp thời để chủ động trong việc thực hiện chính sách thuế, để khỏi bị chế tài.
Đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm tại thành phố Buôn Ma Thuột
Việt Nam là một trong 4 nước đi đầu quản lý thuế xuyên biên giới ở Đông Nam Á
Quá trình chuyển đổi số trong quản lý thuế được thực hiện khá nhanh, nhờ đó, khi những hoạt động giao dịch không còn là vật lý, cơ học bình thường nữa mà chuyển sang môi trường mạng thì công cụ quản lý thuế của Việt Nam cũng đã thay đổi để thích nghi, GS. TS Hoàng Văn Cường nhận định.
Bất cập trong thu thuế thương mại điện tử tại Việt Nam
So sánh tiền thuế thu được từ các công ty và cá nhân kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử - khoảng 1.000 tỷ đồng, với quy mô thị trường hiện tại là 325.000 tỷ đồng, thì những con số này chưa cân xứng.
Hàng loạt doanh nghiệp kiến nghị miễn thuế xuất khẩu nhôm
Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam (VAA) cho biết liên tục nhận được kiến nghị miễn thuế xuất khẩu nhôm dạng thanh, que và định hình của 11 doanh nghiệp sản xuất trên cả nước.
Đề xuất giảm thuế cho xe ‘lai’
Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), các dòng xe lai giữa điện với xăng (xe hybrid) giúp đóng góp vào việc giảm phát thải nhưng không yêu cầu quá nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.