Đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm tại thành phố Buôn Ma Thuột

Nhật Hạ Thứ sáu, 21/10/2022 - 21:41

Đây là một trong những chính sách đặc thù được đề xuất cho các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản; năng lượng tái tạo, trung tâm logistics, cảng cạn… Bên cạnh đó, các dự án này còn được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết. Ảnh: Trang tin Quốc hội.

Trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tại kỳ họp Quốc hội thứ 4 ngày 20/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết có 5 nhóm chính sách đặc thù đề xuất cho thành phố Buôn Ma Thuột.

Thứ nhất, tỉnh Đắk Lắk được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.

Phần dư nợ tăng thêm so với quy định của Luật Ngân sách nhà nước được dành toàn bộ để đầu tư các dự án trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Thứ hai, về định mức phân bổ chi thường xuyên, tỉnh Đắk Lắk được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm (%) định mức chi thường xuyên tính theo định mức dân số đối với dân số thuộc thành phố Buôn Ma Thuột theo các nguyên tắc, tiêu chí tính dự toán chi thường xuyên năm 2022 cho dự toán chi thường xuyên năm 2023 và trong thời gian thực hiện nghị quyết này.

Số chi tăng thêm nêu trên được bố trí chi cho các nhiệm vụ chi được phân cấp của thành phố Buôn Ma Thuột. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phù hợp để thành phố Buôn Ma Thuột được hưởng và sử dụng toàn bộ phần được bổ sung tăng thêm.

Thứ ba, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thuộc các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản; du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; y tế, giáo dục và đào tạo (trừ các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo các chính sách xã hội hóa); sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; đầu tư kinh doanh trung tâm logistics, cảng cạn, kho hàng hóa được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

Dự án đầu tư sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được hưởng các ưu đãi đầu tư sau: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 09 năm tiếp theo; được trừ các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị không vượt quá 25% tổng số chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Thời gian bắt đầu hưởng ưu đãi, điều kiện áp dụng ưu đãi thuế, thu nhập được hưởng ưu đãi quy định nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ tư, về quản lý quy hoạch, trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị thành phố Buôn Ma Thuột được Thủ tướng phê duyệt, Thủ tướng quyết định việc phân cấp cho UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng quy định và báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện.

Thứ năm, về ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt, chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt làm việc tại các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian thực hiện nghị quyết này được miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 05 năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định chính sách ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng, môi trường làm việc, trang thiết bị làm việc, quy hoạch, bổ nhiệm, tiền lương, chế độ phúc lợi và các chính sách khác đối với chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt; tiêu chí xác định đối tượng chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực cần thu hút làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự thảo được xây dựng theo hướng quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù trên cơ sở lựa chọn vận dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng với các địa phương vừa qua như Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Khánh Hòa đối với tỉnh Đắk Lắk, nhưng phạm vi áp dụng các chính sách này sẽ chỉ thực hiện trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến nhất trí chủ trương ban hành nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột.

Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc việc này vì việc ban hành chính sách đặc thù cho một thành phố trực thuộc tỉnh là điểm mới.

“Nếu chỉ áp dụng chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp, người lao động tại thành phố Buôn Ma Thuột thì chưa bình đẳng giữa các đối tượng trong cùng tỉnh Đắk Lắk, ảnh hưởng đến chính sách khuyến khích đến với địa bàn khó khăn khi mà nơi có điều kiện thuận lợi lại được ưu đãi hơn”, ông Cường cho biết.

Đề xuất miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm tại thành phố Buôn Ma Thuột
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết. Ảnh: Trang tin Quốc hội.

Ủy ban Tài chính, ngân sách đề nghị Chính phủ xem xét lại tính hợp lý của nội dung nghị quyết. Bởi, về quy mô, các chính sách còn ít; khó tạo sức lan tỏa vùng miền, trong khi đó mục tiêu ban hành nghị quyết này theo tờ trình của Chính phủ, không chỉ nhằm phát triển một thành phố Buôn Ma Thuột mà là tạo cơ sở để phát triển cả khu vực Tây Nguyên.

Về tính chất, các chính sách chưa thể hiện đậm nét yếu tố đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội để khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và cả khu vực Tây Nguyên nói chung.

Trong đó có đặc thù về tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, con người với 40 dân tộc bản sắc đa dạng; với vị trí địa lý là trung tâm vùng Tây Nguyên, tam giác Lào - Việt Nam - Campuchia. Nếu đối chiếu giữa mục tiêu đề ra trong Kết luận 67 với nội dung dự thảo nghị quyết thì khó “tạo đột phá đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố”.

Cùng với đó, đa số ý kiến cũng nhận thấy sự cần thiết có chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến cà phê là phù hợp với đặc thù Thành phố Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, quy định như dự thảo là chưa chặt chẽ vì nội hàm đối tượng ưu đãi là “dự án đầu tư sản xuất, chế biến cà phê trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột được hưởng các ưu đãi” chưa được xác định rõ ràng.

Đây là các dự án trồng cà phê và chế biến cà phê có được trên địa bàn Buôn Ma Thuột hay có thể mang cà phê từ địa phương khác đến để chế biến và hưởng ưu đãi? Hơn nữa, mức thuế suất ưu đãi, thời gian ưu đãi cao nhất cần được cân nhắc để bảo đảm tương quan với các địa phương khác theo đúng tinh thần Kết luận 67 của Bộ Chính trị…

Đối với quy định về ưu đãi dành cho chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt, ông Cường nêu rõ, việc tạo cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt làm việc tại thành phố Buôn Ma Thuột là cần thiết, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị không áp dụng quy định trên vì Luật Thuế thu nhập cá nhân chỉ quy định đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì mới được xem xét giảm thuế. Nếu quy định như dự thảo sẽ dẫn đến chưa công bằng giữa các địa phương và giữa các đối tượng trên cùng địa bàn tỉnh Đắk Lắk…

Gần 30.000 tỷ đồng cho khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên bền vững

Gần 30.000 tỷ đồng cho khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên bền vững

Phát triển bền vững -  5 năm
Đề án hướng tới mục tiêu đạt diện tích rừng khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2% đến năm 2030.
Gần 30.000 tỷ đồng cho khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên bền vững

Gần 30.000 tỷ đồng cho khôi phục và phát triển rừng Tây Nguyên bền vững

Phát triển bền vững -  5 năm
Đề án hướng tới mục tiêu đạt diện tích rừng khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2% đến năm 2030.
Đề xuất nhiều cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng

Đề xuất nhiều cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Tài chính đề xuất nhiều cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách... nhằm giúp Đà Nẵng có thêm nguồn lực để phát triển.

Chính phủ chấp thuận loạt cơ chế đặc thù cho tỉnh Ninh Thuận

Chính phủ chấp thuận loạt cơ chế đặc thù cho tỉnh Ninh Thuận

Tiêu điểm -  6 năm

Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương phát triển tỉnh Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù.

PGS-TS Nguyễn Minh Hòa: Cơ chế đặc thù gỡ thế “nhà đông con, đi chợ ít tiền”

PGS-TS Nguyễn Minh Hòa: Cơ chế đặc thù gỡ thế “nhà đông con, đi chợ ít tiền”

Tiêu điểm -  6 năm

PGS-TS. Nguyễn Minh Hòa: “Nếu có một cơ chế đặc thù thì TP.HCM sẽ phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, sẽ không còn cảnh chỉ dám “đi chợ với số tiền eo hẹp trong lúc nhà đông con”.

TP.HCM xin cơ chế đặc thù: Ðược tự quyết nhưng phải báo cáo Quốc hội

TP.HCM xin cơ chế đặc thù: Ðược tự quyết nhưng phải báo cáo Quốc hội

Tiêu điểm -  6 năm

Đồng ý với việc TP.HCM được phép áp dụng một số cơ chế, chính sách “đặc thù”, được thu thêm hoặc tăng thu một số loại thuế, phí, nhưng Bộ Tài chính đề xuất các chính sách đưa ra phải báo cáo Quốc hội. Trong khi các chuyên gia vẫn tỏ ra lo ngại với các cơ chế “đặc thù”. Dự kiến, nghị quyết này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp ngày 14/11 tới.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  13 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều