Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Thái Bình Chủ nhật, 30/03/2025 - 11:11
Nghe audio
0:00

Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Thủy điện Hồi Xuân, nằm trên địa bàn xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chưa cần tới khi vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí như mới đây, dự án thủy điện Hồi Xuân tại huyện miền núi Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã sớm nổi danh với việc chậm tiến độ kéo dài từ thời kỳ Quy hoạch điện VII tới nay.

Thậm chí, Thủy điện Hồi Xuân từng được “tiếp sức” bằng bảo lãnh Chính phủ để vay quốc tế 125 triệu USD vào 10 năm trước nhằm tạo nguồn lực về đích đúng hẹn nhưng tiến độ vẫn chưa như kỳ vọng.

Cụ thể, năm 2014, tức 4 năm sau khởi công, thủy điện Hồi Xuân mới đạt khoảng 13% tổng giá trị khối lượng và bắt đầu “khựng” lại do chủ đầu tư – Tổng công ty CP xây dựng điện Việt Nam (VNECO) khó khăn về tài chính do không vay được vốn của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trùng Khánh (Trung Quốc).

Tháng 6/2014, VNECO chuyển nhượng 90% cổ phần sở hữu tại Công ty CP Đầu tư và xây dựng điện Hồi Xuân VNCECO cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại sản xuất và xây dựng Đông Mê Kông (gọi tắt là Công ty Đông Mê Kông) để thu về 171 tỷ đồng. Và cũng chỉ sau đó 3 tháng, Công ty Đông Mê Kông chính thức tiếp quản Thủy điện Hồi Xuân theo chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Thanh Hóa cấp.

Bắt đầu từ 2015, thủy điện Hồi Xuân công suất 102MW, tổng mức đầu tư hơn 3.370 tỷ đồng được thổi luồng sinh khí mới mang tên khoản vay thương mại 125 triệu USD từ ngân hàng Goldman Sachs (Hoa Kỳ) dưới bảo lãnh của Chính phủ và tiếp tục hứa hẹn về đích vào 2018.

Năm 2020, trước thực trạng quá hẹn tiến độ 2 năm nhưng thủy điện Hồi Xuân vẫn duy trì điệp khúc ì ạch, đoàn công tác liên Bộ: Tài chính, Công thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư vào cuộc tìm giải pháp để tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ dự án.

Khi đó, dự án chậm tiến độ hơn hai năm do phải điều chỉnh lại thiết kế kỹ thuật dẫn đến tăng tổng mức đầu tư và phát sinh vướng mắc trong huy động vốn bổ sung do điều chỉnh thiết kế. Bối cảnh này, theo ý kiến của đoàn liên ngành, đòi hỏi chủ đầu tư huy động thêm vốn để hoàn thành nốt các phần việc còn lại, sau khi đã đạt 93% khối lượng công việc thi công và lắp đặt thiết bị.

Tới năm 2023, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công thương vào cuộc tìm cách tháo gỡ cho dự án. Chỉ rõ thực trạng dự án dừng thi công nhiều năm, gây hệ lụy rất lớn, phá vỡ cân đối điện Quốc gia giai đoạn 2020-2025, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đặc biệt là gây bức xúc cho người dân trong vùng dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên xác định không thể để Thủy điện Hồi Xuân chậm trễ hơn.

Vì vậy, Bộ trưởng Diên yêu cầu VNECO Hồi Xuân khẩn trương rà soát kỹ lưỡng để tìm ra những nút thắt cần tháo gỡ, từ đó có kiến nghị với cơ quan thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết dứt điểm, thúc đẩy tiến độ hoàn thành dự án.

Đồng thời, chủ đầu tư được yêu cầu tập trung mọi nỗ lực để thu xếp vốn cho việc đền bù, di dời, tái định cư, xây dựng các công trình hoàn trả để tránh bức xúc của người dân vùng dự án và hoàn thành các phần việc xây lắp còn lại để sớm đưa dự án vào hoạt động theo đúng tiến độ cam kết.

Trở lại với “trái tim” của VNECO Hồi Xuân là Công ty Đông Mê Kông (với 90% cổ phần sở hữu), đơn vị này mới đây cũng tỏ ra chật vật về vốn khi nợ tiền bảo hiểm xã hội hơn 3 tỷ đồng vào 3 năm trước.

Nguyên nhân, theo công ty, là do chưa đóng được tiền sử dụng đất dự án chung cư Park Vista Nhà Bè tại TP.HCM và bị cơ quan thuế phong tỏa tài khoản. Đặc biệt, công ty cũng thừa nhận thật sự rất khó khăn nên chưa có ngân sách trả quỹ bảo hiểm xã hội.

Một dự án khác của Đông Mê Kông là dự án nhà tái định cư kết hợp kinh doanh tại phân khu số 11B đường Nguyễn Hữu Thọ huyện Nhà Bè cũng gặp vấn đề về tuân thủ pháp luật liên quan đến nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất; thủ tục về quyền sử dụng đất và bán 298 căn hộ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và chậm tiến độ nhiều năm.

Trong một diễn biến liên quan, bối cảnh nguồn tài chính của chủ đầu tư Hồi Xuân VNECO được coi là đáng báo động với khoản nợ vay Agribank đeo đẳng kéo dài chờ xử lý.

Tháng trước, Công ty Đấu giá hợp danh Lam Sơn Sài Gòn thông báo đấu giá khoản nợ của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân VNECO tại Agribank Chi nhánh 8 với giá khởi điểm khoảng 723 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 436 tỷ đồng và nợ lãi 279 tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm của khoản nợ này là giá trị và các quyền phát sinh trong tương lai từ 31.205.500 cổ phiếu của vốn chủ sở hữu bao gồm: Công ty Đông Mê Kông, Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam và các cổ đông khác và giá trị khối lượng thi công xây dựng cơ bản dở dang Dự án Thủy điện Hồi Xuân Thanh Hóa được nghiệm thu đến ngày 07/4/2015, 03/8/2015, 17/9/2015, 31/10/2015, 30/11/2015.

Hiện khoản nợ được xác định đã quá hạn nhiều ngày và chuyển sang nhóm nợ xấu do bên vay vốn vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Tháng 10/2024, kết quả thẩm tra dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cho thấy vẫn còn lấn cấn trong lựa chọn phương án xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ dù việc chậm tiến độ kéo dài các dự án nguồn điện trọng điểm đã được chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng chủ thể tham gia sau quá trình thực hiện quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh.

Trước đó, tháng 12/2023, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 937 giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giao đoạn 2016-2021. Nghị quyết đã chỉ ra 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ giai đoạn 2016 – 2021, trong đó có Thủy điện Hồi Xuân.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  7 tháng

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

Lấn cấn xử lý dự án nguồn điện chậm tiến độ

Lấn cấn xử lý dự án nguồn điện chậm tiến độ

Tiêu điểm -  5 tháng

Kết quả thẩm tra dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cho thấy vẫn còn lấn cấn trong lựa chọn phương án xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương rà soát các nguồn điện

Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương rà soát các nguồn điện

Tiêu điểm -  7 tháng

Việc rà soát các nguồn điện sẽ theo hướng chuyển nguồn điện chạy nền từ than sang khí, đảm bảo tăng trưởng 12 - 15%/năm.

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Tiêu điểm -  2 ngày

Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Tiêu điểm -  3 ngày

Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.

Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại

Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại

Tiêu điểm -  4 ngày

Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  25 phút

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  1 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Tài chính -  1 giờ

Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đọc nhiều