Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Trần Anh Chủ nhật, 15/09/2024 - 15:04

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

Thủy điện đóng vai trò chính

Theo báo cáo từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 7 tháng năm 2024, sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 161 tỷ kWh, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, sản lượng điện sản xuất đạt 179 tỷ kWh, tăng 11,5% so với cùng kỳ, trong đó nhiệt điện than và thủy điện đóng góp lớn nhất với sản lượng lần lượt 96 tỷ kWh (chiếm 53,7%) và 41 tỷ kWh (chiếm 22,8%). Theo sau là năng lượng tái tạo và nhiệt điện khí.

Báo cáo của công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhìn nhận, thủy điện là một trong những loại hình năng lượng quan trọng nhất của EVN hiện tại, khi bước vào giai đoạn sản lượng cao nhờ chu kỳ thời tiết thuận lợi.

Cùng với điện khí LNG, thủy điện sẽ đóng vai trò quan trọng khi điện than không còn dư địa để phát triển, nguồn năng lượng tái tạo mới hiện vẫn chờ hoàn thiện các cơ chế cần thiết để triển khai, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy điện trên toàn hệ thống tăng trưởng 13,7%, lên 41 tỷ kWh. Tỷ lệ huy động từ nguồn thủy điện bắt đầu cao hơn so với 7 tháng 2023 do chu kỳ El Nino đã đi qua.

Theo quan điểm của VDSC, sản lượng các công ty thủy điện sẽ cải thiện từ nửa sau năm 2024, và kết quả kinh doanh các công ty thủy điện sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2025 so với 2024 nhờ hai yếu tố chính.

Thứ nhất, chu kỳ chuyển pha La Nina đang diễn ra từ tháng 9/2024. Thứ hai, giá bán điện bình quân trong năm 2025 của các công ty thủy điện sẽ khó có khả năng giảm so với 2024, và có khả năng tăng khi tình hình tài chính của EVN được cải thiện.

Bên cạnh đó, sản lượng các công ty thủy điện sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt năm 2025 nhờ chu kỳ thủy văn thuận lợi. Theo quan sát của nhóm phân tích, sản lượng thương phẩm của các công ty thủy điện trong chu kỳ La Nina cao hơn chu kỳ El Nino khoảng 10 - 20%.

Chi phí sản xuất và giá bán điện của các công ty thủy điện cũng là thấp nhất trong các nguồn điện. Ước tính, chi phí sản xuất điện các công ty thủy điện đa phần nằm ở mức 400 – 600 đồng/kWh, thấp hơn nhiều so với mức bình quân 1.100 – 1.300 đồng/kWh của các công ty nhiệt điện than.

Khó đột biến lợi nhuận

Chi phí sản xuất rẻ là điều EVN ưa thích với thủy điện. Do áp lực khi chi phí sản xuất điện luôn cao hơn giá bán lẻ điện trong giai đoạn 2021 – 2023, EVN đã kiểm soát chặt chẽ hơn chi phí sản xuất điện bình quân trong năm 2024, thông qua việc điều tiết tỷ lệ alpha (sản lượng hợp đồng/sản lượng thực phát) giữa các loại hình phát điện.

Theo đó, tỷ lệ alpha của các nhà máy thủy điện được điều chỉnh lên mức 98%. Đây là mức cao nhất kể từ khi thị trường phát điện cạnh tranh bắt đầu vận hành.

Ở mức alpha cao như trên, các nhà máy thủy điện khó có khả năng tăng hiệu quả vận hành ở những thời điểm giá điện thị trường cao như giai đoạn nắng nóng trong 6 tháng đầu năm.

Việc không tăng được giá bán điện cũng tạo sức ép đối với kết quả kinh doanh của các nhà máy thủy điện lớn (trên 30MW), vốn phụ thuộc vào thị trường phát điện cạnh tranh để cải thiện hiệu quả hoạt động.

Do vậy, mặc dù pha La Nina đang có xác suất cao sẽ diễn ra từ tháng 8/2024, VDSC cho rằng hiệu quả kinh doanh của nhóm thủy điện sẽ chưa thực sự khởi sắc.

Tuy nhiên, tỷ lệ alpha 98% là tỷ lệ đỉnh mà EVN có thể áp cho nhóm thủy điện. Trong kịch bản thận trọng là tỷ lệ này sẽ duy trì trong năm 2025, thì sự cải thiện của nhóm thủy điện được kỳ vọng sẽ đến từ tăng trưởng sản lượng do chu kỳ La Nina.

Đối với kịch bản tích cực, hiệu quả kinh doanh năm 2025 của nhóm thủy điện lớn (có công suất trên 30MW) sẽ cải thiện mạnh khi tăng trưởng sản lượng do chu kỳ La Nina, và tỷ lệ alpha giảm khi EVN có khả năng chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá bán lẻ điện theo biến động của giá nhiên liệu và các nguồn điện đầu vào.

Đối với doanh nghiệp sở hữu các nhà máy thủy điện nhỏ (dưới 30MW) có giá bán tính theo biểu giá chi phí, tình hình kết quả kinh doanh mảng điện sẽ cải thiện đáng kể hơn so với năm 2023 do không bị ảnh hưởng về giá bán.

VDSC ước tính, EVN sẽ cần tiếp tục điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện trong năm 2025 ít nhất 5% (tương ứng 100 đồng/kWh) để có thể hòa vốn.

“Chúng tôi kỳ vọng việc được điều chỉnh giá bán lẻ điện sẽ là dư địa để EVN bớt tạo áp lực về tỷ lệ alpha và giá bán cho các công ty thủy điện”, nhóm phân tích nhìn nhận.

Bộ nông nghiệp yêu cầu khẩn đóng cửa xả đáy hồ thủy điện

Bộ nông nghiệp yêu cầu khẩn đóng cửa xả đáy hồ thủy điện

Phát triển bền vững -  4 ngày
Thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang đóng dần các cửa xả nhằm điều tiết lũ, giảm thiểu nguy cơ ngập úng khu vực hạ du.
Bộ nông nghiệp yêu cầu khẩn đóng cửa xả đáy hồ thủy điện

Bộ nông nghiệp yêu cầu khẩn đóng cửa xả đáy hồ thủy điện

Phát triển bền vững -  4 ngày
Thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang đóng dần các cửa xả nhằm điều tiết lũ, giảm thiểu nguy cơ ngập úng khu vực hạ du.
Khung cảnh hùng vĩ mở cửa xả đáy thủy điện Hoà Bình

Khung cảnh hùng vĩ mở cửa xả đáy thủy điện Hoà Bình

Ống kính -  1 tháng

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, thủy điện Hòa Bình mở tiếp cửa xả đáy thứ 4 từ 11h sáng 6/8 để đưa dần về mực nước cao nhất trong thời kỳ lũ chính vụ (không quá 101m).

Quốc Cường Gia Lai bán 2 nhà máy thủy điện

Quốc Cường Gia Lai bán 2 nhà máy thủy điện

Doanh nghiệp -  3 tháng

Nếu thương vụ chuyển nhượng thành công, ngoài khoảng 300 tỷ đồng tất toán dư nợ vay dự án, Quốc Cường Gia Lai sẽ có thêm 315 tỷ đồng dòng tiền kinh doanh và thu hồi thêm được tài sản là các lô đất đang thế chấp ngân hàng.

Chuyển động dự án thủy điện tỷ đô tại Ninh Thuận

Chuyển động dự án thủy điện tỷ đô tại Ninh Thuận

Tiêu điểm -  4 tháng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận đang dồn lực để triển khai giai đoạn hai thủy điện tích năng Bác Ái, một dự án cấp bách và đặc biệt quan trọng trong cung ứng điện quốc gia.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  9 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  9 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  14 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  14 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  14 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.