Leader talk

Chủ tịch Lavifood và khát vọng cường quốc chế biến rau củ quả

Bình Yên Thứ sáu, 08/01/2021 - 13:13

Nếu Việt Nam làm được 63 nhà máy như Tanifood (khoảng 8.000 tỷ đồng/năm khi hoạt động hết công suất) thì doanh thu mang lại cho ngành nông sản sẽ khoảng 22,5 tỷ USD. Khi đó Việt Nam thực sự sẽ là một cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới.

Năm 2020 chứng kiến nhiều biến động của ngành nông nghiệp cả về cơ hội phát triển, hội nhập và thách thức thích nghi, ứng phó. Trong đó, thiên tai khốc liệt như mưa đá, hạn mặn, lũ lụt đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất; còn đại dịch toàn cầu Covid-19 đã làm đứt gãy kết nối thương mại nông sản giữa hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, nông nghiệp Việt Nam vẫn đạt được những thành quả đáng kể trên cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu, mở ra nhiều kỳ vọng phát triển mới.

Chủ tịch Lavifood và khát vọng cường quốc chế biến rau củ quả
Doanh nhân Lê Thành

Nhân những ngày đầu năm 2021, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Lavifood để tìm hiểu thêm về hành trình đưa nông sản từ nông trại Việt Nam đến bàn ăn của thế giới trong bối cảnh hậu Covid-19.

Là một trong các doanh nghiệp nông nghiệp đầu đàn trong chế biến rau củ quả, ông đánh giá như thế nào về kết quả của nông nghiệp Việt Nam năm 2020?

Ông Lê Thành: 2020 là một năm gian khó nhưng cũng rất đặc biệt với nông nghiệp. Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến tình hình thương mại nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với các thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc. 

Theo đó, tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, hàng trăm xe nông sản ùn ứ, nằm chờ thông quan do liên quan đến quá trình kiểm dịch và nhân lực vận chuyển từ phía Trung Quốc. 

Vậy nhưng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong đó có nhóm ngành rau củ quả lại tạo kì tích bất ngờ, cán mốc 41,2 tỷ USD, duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong đó có nhóm ngành rau củ quả. 

Có được kết quả đó, doanh nghiệp chúng tôi phải cảm ơn những nỗ lực thần kỳ của Đảng, Chính phủ trong việc kịp thời kiểm soát, ngăn chặn đại dịch Covid-19 và tích cực hỗ trợ doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đâu là điểm trọng tâm trong chiến lược đưa nông sản Việt vươn ra thị trường quốc tế của Lavifood trong bối cảnh hậu Covid?

Ông Lê Thành: Tại hội nghị thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở TP. Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng hồi tháng 8/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới trong vòng 10 năm tới, trong đó lĩnh vực chế biến nông sản phải đứng vào top 10 thế giới. 

Từ “đặt hàng” của Thủ tướng, Lavifood đã lựa chọn chiến lược tập trung đầu tư phát triển công nghệ chế biến sâu theo mô hình chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao ngành rau củ quả.

Đầu tư mở rộng chuỗi nhà máy và vùng trồng tiêu chuẩn

Năm 2019, Lavifood đã chính thức đưa vào hoạt động nhà máy Tanifood tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Đây là 1 trong 5 nhà máy hiện đại nhất châu Á với tổng số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng. 

Tanifood là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sống của con người (LEED SILVER) của tổ chức Hội đồng xây dựng xanh Hoa Kỳ và cũng là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành.

Lavifood và tham vọng đưa Việt Nam thành cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới
Thủ tướng phát biểu tại chuyến thăm nhà máy Tanifood ngày 20/8/2018.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn thế giới, chúng tôi đã lập tức tìm giải pháp biến “mối nguy” trở thành “cơ hội” để ngành rau củ quả Việt Nam chiếm lĩnh "bàn ăn của thế giới”. 

Ví dụ ngay khi thanh long bị ùn ứ tại các cửa khẩu, nông dân có nguy cơ đổ bỏ, mất trắng, nhà máy lập tức nghiên cứu công thức chế biến nước ép thanh long và tổ chức thu mua, bao tiêu cho bà con với số lượng cực lớn phục vụ chế biến, sản xuất.

Lavifood và tham vọng đưa Việt Nam thành cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới 1
Lavifood ký các cam kết bao tiêu cho bà con nông dân.

Trong bối cảnh các nước không có điều kiện sản xuất nông nghiệp thay đổi mạnh mẽ về “an ninh lương thực” và cấu trúc chuỗi cung ứng, Lavifood cũng đã xây dựng chiến lược chủ động đưa Việt Nam thành vựa lương thực cao cấp cho thế giới. 

Để thực hiện kế hoạch đó, thời gian qua, Lavifood đã liên tục có các chương trình hợp tác chiến lược với Liên minh hợp tác xã Việt Nam, với các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh… để tổ chức các vùng trồng công nghệ cao và các cụm sản xuất. Điều đó sẽ giúp sản phẩm của Lavifood sẽ "sạch" từ nguyên liệu đến thành phẩm. 

Đến năm 2025, Lavifood dự kiến sẽ mở rộng vùng trồng lên tới 33.100ha, sản lượng rau củ quả đạt 1 triệu tấn/năm và tổng doanh thu chạm cột mốc 1,5 tỷ USD/năm. Cùng với đó, Lavifood sẽ xây dựng chuỗi nhà máy bắt đầu ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắc Lắc, …

Củng cố mạng lưới logistics và thương mại

Lavifood cũng bắt tay ngay với một số doanh nghiệp logistics quốc tế như Iceloft (Bỉ) tổ chức ngay hệ thống kho lạnh thông minh phục vụ nhu cầu bảo quản, lưu trữ nông sản cho thị trường nội địa và xuất khẩu. 

Kho lạnh đầu tiên trong chuỗi 5 kho phục vụ các tỉnh ven sông Hậu đã được khởi công tại Trà Vinh ngay sau khi Việt Nam công bố hết dịch.

Lavifood và tham vọng đưa Việt Nam thành cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới 2
Diễn đàn “Phát triển thị trường cho ngành rau - củ - quả và giải pháp phát triển hệ thống logistics phục vụ nông nghiệp, nông thôn”

Chúng tôi tin rằng, nông nghiệp công nghệ cao quy mô lớn như Lavifood thì ngành rau, củ, quả Việt Nam sẽ có vị thế cao trên thế giới. Nếu Việt Nam làm được 63 nhà máy như Tanifood (khoảng 8.000 tỷ/năm khi nhà máy Tanifood hoạt động hết công suất) thì doanh thu mang lại cho ngành nông sản Việt Nam sẽ là 22,5 tỷ USD. Khi đó Việt Nam thực sự sẽ là một cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới!

Tăng cường hỗ trợ người nông dân: “Người nông dân phải là trung tâm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”.

Nông dân đóng vai trò như thế nào trong chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao ngành rau củ quả mà Lavifood đang xây dựng?

Ông Lê Thành: Người nông dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi giá trị nông nghiệp mà Lavifood đang vận hành. 

Họ là nhân tố trung tâm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, là người làm nên nông sản chất lượng, là nguyên liệu tươi ngon đảm bảo cho nhà máy.

Lavifood làm gì để đồng hành cùng nông dân nâng tầm nông sản Việt?

Ông Lê Thành: Lavifood đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ chế biến sâu hiện đại với những nhà máy quy mô lớn, tiên tiến như Lavifood, Tanifood… để có thể bao tiêu hết tất cả các loại trái cây của bà con. 

Với việc đưa vào hoạt động nhà máy Tanifood có công suất lên đến 60.000 tấn thành phẩm/năm sẽ không chỉ giúp nâng cao giá trị nông sản Việt Nam mà còn góp phần nâng cao thu nhập ổn định, bền vững cho bà con nông dân.

Ngoài ra, với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu sản phẩm sang thị trường “khó tính” như Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Singapore… chúng tôi bắt tay xây dựng trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm và phát triển giải pháp phần mềm hỗ trợ nông dân E-Farm nhằm hỗ trợ, tư vấn cho nông dân về xu hướng thị trường, các giải pháp kỹ thuật, sử dụng vật tư nông nghiệp, sơ chế và bảo quản nông sản… để nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, liên kết và hợp tác để đảm bảo lợi ích cho nông dân.

Chúng tôi cũng đã phối hợp với Quỹ khởi nghiệp xanh Việt Nam, Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ và một số tổ chức khác triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp bền vững cho nông dân, đặc biệt là thế hệ nông dân trẻ nhằm liên tục nâng cao nhận thức, kĩ năng và tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ mới trong nông nghiệp cho các nhóm thanh niên khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm từng bước tạo ra một thế hệ nông dân mới năng động và hiểu biết, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế.

“Đồng hành với Chính phủ phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số từ nông nghiệp”

Ông có thể chia sẻ về một số kế hoạch của Lavifood trong thời gian tới?

Ông Lê Thành: Trong những năm gần đây, Lavifood luôn luôn đồng hành với Chính phủ trong chiến lược phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng như trong các sự kiện quốc gia, quốc tế lớn tổ chức tại Việt Nam với khát vọng giới thiệu nông sản Việt Nam tới bạn bè thế giới. 

Phải kể đến các sự kiện đặc biệt như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, Đại lễ Phật Đản Vesak 2019 tại Hà Nam, Hội nghị "Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019", AFF Cup...

Lavifood và tham vọng đưa Việt Nam thành cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới 3
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đang thưởng thức nước uống We Love tại trung tâm báo chí quốc tế, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều.

Trong thời gian tới, Lavifood sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm chất lượng, an toàn, tự nhiên, tốt cho sức khoẻ được làm từ rau củ quả và dược liệu. Đây cũng là một trong những sứ mệnh quan trọng của Lavifood để góp phần xây dựng một cộng đồng an toàn, khoẻ mạnh.

Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm cả trong và ngoài nước. Song song với việc triển khai nhà máy và mở rộng vùng trồng. Mỗi giai đoạn, sẽ có một nhiệm vụ trọng tâm nhưng có 1 mục tiêu mà Lavifood kiên định theo đuổi chính là phát triển kinh tế định hướng xanh, bền vững. 

Chúng tôi mong muốn làm mỗi một mảnh đất mình đặt trụ sở, từ nhà máy đến vùng trồng, đều được giữ gìn, bảo vệ.

Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp với các đối tác để thực hiện việc trồng cây, phủ xanh trên hàng chục héc ta rừng ở các địa bàn Tây Nguyên và Đông Nam Bộ bằng biện pháp xen canh, đa tán cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu… 

Đây không chỉ là hành động hưởng ứng sáng kiến trồng thêm 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát động mà còn là giải pháp tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ bám trụ vùng biên giới, góp phần phát triển kinh tế xã hội cũng như ổn định an ninh quốc phòng của địa phương.

Lavifood và tham vọng đưa Việt Nam thành cường quốc chế biến rau củ quả của thế giới 4
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đang thưởng thức nước uống We Love tại trung tâm báo chí quốc tế, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều.

Lavifood đồng hành cùng các hoạt động mang tầm vóc quốc gia
Trách nhiệm xã hội là 1 trong 4 sứ mệnh quan trọng mà Lavifood theo đuổi. Chính vì vậy, Lavifood đã đồng hành cùng nhiều hoạt động ý nghĩa như:
Tài trợ bản quyền phát sóng giải đấu AFF Suzuki Cup 2018 và đóng góp hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ phát triển thể thao Việt Nam
Tài trợ giải chạy Mekong Delta Marathon trong suốt ba năm liên tục, kể từ năm 2019 nhằm kêu gọi cộng đồng cùng quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường, chung tay chống biến đổi khí hậu đang đe dọa Đồng bằng sông Cửu Long.
Nước uống We Love của Lavifood vinh dự được lựa chọn là thức uống chính thức phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều và Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019.

Chính sách vượt bão Covid-19 của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản

Chính sách vượt bão Covid-19 của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản

Tiêu điểm -  4 năm

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nông sản đã tìm ra những phương án để vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, cũng như chuẩn bị sẵn cho giai đoạn “sống chung với lũ”.

An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản

An ninh lương thực đe dọa cả những quốc gia xuất khẩu nông sản

Phát triển bền vững -  4 năm

Tuy có sản lượng lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhưng đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, an ninh lương thực vẫn chưa được đảm bảo do vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng và hoạt động nông nghiệp gây hại cho môi trường.

Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản giữa Covid-19

Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản giữa Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Tiếp cận các thị trường mới và đa dạng không chỉ giúp tăng doanh thu xuất khẩu và mở rộng sản xuất, mà còn cải thiện khả năng chống chịu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trước những biến cố bất ngờ như dịch Covid-19.

Quảng Ninh gỡ khó cho nông sản mùa dịch Covid-19

Quảng Ninh gỡ khó cho nông sản mùa dịch Covid-19

Tiêu điểm -  5 năm

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, phía Trung Quốc ngừng nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa từ Việt Nam, đồng thời, tiêu thụ sản lượng nông, lâm, thủy sản trong nước đến thời điểm thu hoạch cũng giảm mạnh. Hiện nhiều loại nông sản ở Quảng Ninh đang tồn đọng với số lượng lớn.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  2 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  3 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  7 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  12 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  12 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  14 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.