Chưa hết năm, xuất khẩu dệt may đã đàm phán đơn hàng năm sau

Phương Anh Thứ tư, 14/08/2024 - 14:46

Dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ khả quan khi nhu cầu hàng hóa ở các thị trường chính gia tăng những tháng cuối năm.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam tiếp tục ghi nhận những kết quả tích cực với tăng trưởng gần 4,6% trong 7 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt hơn 23,6 tỷ USD.

Tuy vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu lại gia tăng mạnh hơn đáng kể với tốc độ gần 15%, chạm ngưỡng khoảng 14,2 tỷ USD, theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp hiện đã có đơn hàng đến cuối năm và đang đàm phán đơn hàng đầu năm sau, Vitas cho biết.

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam lũy kế theo tháng (tỷ USD). Nguồn: Vitas

Đơn cử, theo báo cáo từ CTCP Chứng khoán Bảo Việt, tình hình đơn hàng của CTCP Đầu tư và thương mại TNG khả quan các nhãn hàng có nhu cầu xuống đơn hàng khi hàng tồn kho đã được hấp thụ.

Cùng với đó, doanh nghiệp này được hưởng lợi nhờ chuyển dịch đơn từ Bangladesh khi công nhân ngành dệt may nước này đình công.

Cùng với đó, kế hoạch tăng trưởng khả quan từ hai khách hàng lớn đã giúp TNG có triển vọng lạc quan.

Trong một số trường hợp, TNG thậm chí đã phải trả lại/ không nhận một số đơn hàng để đảm bảo tiến độ sản xuất cho khách hàng hiện tại.

Doanh nghiệp này có kế hoạch mở rộng 45 chuyền may trong năm nay, tương đương tăng trưởng khoảng 14% để phục vụ nhu cầu đặt hàng.

Dự báo, xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng tới bởi theo yếu tố chu kỳ, nhu cầu hàng hoá thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm.

Cùng với đó, trước mắt, ngành dệt may của Việt Nam sẽ có một số lợi thế trong bối cảnh ngành dệt may của Bangladesh – nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới – gặp khó vì xung đột tại quốc gia này.

Các thị trường xuất khẩu dệt may chính

Vitas cho biết thêm, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều tăng, riêng EU đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất, chỉ 0,8%.

Đơn cử, hiện Việt Nam là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ hai vào Mỹ, chiếm 14,6% tính đến hết nửa đầu năm nay, đứng sau Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số lượng gia tăng tới hơn 11% so với nửa đầu năm ngoái nhưng đơn giá trung bình lại giảm tới hơn 11%.

EU là thị trường chiếm gần 12% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Vitas dự báo, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU thời gian tới vẫn sẽ phục hồi nhưng tốc độ phục hồi chậm.

Việc EU ngày càng mở rộng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn đối với ngành dệt may sẽ tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu về sản xuất xanh, bền vững, giảm phát thải, kinh tế tuần hoàn…

Theo quy định, từ năm 2026, tất cả hàng hóa xuất khẩu vào khối này đều phải báo cáo chất thải khí nhà kính.

Việt Nam có thể trở thành trung tâm tái chế dệt may toàn cầu?

Việt Nam có thể trở thành trung tâm tái chế dệt may toàn cầu?

Phát triển bền vững -  1 tháng

Tái chế dệt may đạt chuẩn có thể là cơ hội lớn để Việt Nam xác lập lại vị thế mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Nút thắt của 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Nút thắt của 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Tiêu điểm -  2 tháng

Các số liệu nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng, mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thấp nhất, dù mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu lớn và là ngành chủ lực với tỷ lệ xuất khẩu cao.

Dệt may kỳ vọng khởi sắc trở lại

Dệt may kỳ vọng khởi sắc trở lại

Doanh nghiệp -  3 tháng

Trong năm nay, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 10% so với 2023 và tương đương với mức kỷ lục thiết lập vào năm 2022.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  3 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  3 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  3 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  4 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  20 giờ

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Doanh nghiệp -  21 giờ

Liên danh nhà thầu do Tổng công ty ACC dẫn đầu đã chiến thắng liên danh 1 của Tập đoàn Đèo Cả với gói thầu 4.7 sân bay Long Thành.

Tân Hiệp Phát tặng quà cho trẻ em khó khăn trong dịp Trung thu

Tân Hiệp Phát tặng quà cho trẻ em khó khăn trong dịp Trung thu

Tiêu điểm -  21 giờ

Công ty Tân Hiệp Phát trao hàng ngàn phần quà sữa đậu nành dinh dưỡng nhằm động viên tinh thần và chăm sóc sức khỏe thể chất của các em trong chương trình “Ngày hội Trung thu và trao học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn" lần thứ 23.