Phát triển bền vững

Việt Nam có thể trở thành trung tâm tái chế dệt may toàn cầu?

Phạm Sơn Thứ hai, 12/08/2024 - 09:31

Tái chế dệt may đạt chuẩn có thể là cơ hội lớn để Việt Nam xác lập lại vị thế mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Sơ sợi tái chế là yêu cầu của các thị trường lớn. Ảnh: Hoàng Anh

Khởi công từ năm 2019, một nhà máy nhựa tái chế ở Long An đã trở thành đơn vị đầu tiên sản xuất hạt nhựa tái sinh có chất lượng tương đương nhựa nguyên sinh tại Việt Nam, thông qua công nghệ “bottle to bottle” (chai ra chai) nhập khẩu từ nước ngoài.

Ấn tượng với bước tiến của ngành công nghiệp nhựa tái chế, bà Phan Thị Tùng Chi, đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam, đặt câu hỏi, liệu một vòng lặp khép kín tương tự có thể được thiết lập đối với ngành công nghiệp dệt may?

Bà Chi cho biết, tái chế dệt may, da giày đang là xu thế mạnh mẽ, nhận được sự quan tâm của nhiều thương hiệu thời trang lớn trên toàn cầu. Một số thị trường tiên tiến, tiêu biểu như Liên minh châu Âu (EU), đặt yêu cầu tỷ lệ vật liệu tái chế nhất định cho mỗi sản phẩm dệt may, da giày được phân phối tại thị trường này.

Những yếu tố đó là động lực bắt buộc ngành dệt may phải chuyển mình, các doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may phải nỗ lực tìm kiếm công nghệ tái chế hiệu quả. Bởi, bỏ lỡ xu thế là doanh nghiệp đánh mất đối tác, đánh mất thị trường.

Thực tế, hiện nay, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã sản xuất được sợi vải tái chế từ một số loại phế liệu như nhựa PET. Đánh giá cao nỗ lực của những doanh nghiệp này, tuy nhiên, theo đại diện GIZ, đó vẫn chỉ là một “vòng lặp hở”.

Bà Chi lý giải, chai nhựa PET thuộc dòng vật liệu có chất lượng rất cao, dùng được cho thực phẩm, nếu sau tái chế trở thành vật liệu dệt may tức là bị tái chế hạ cấp hoặc giáng chế. Việc khép kín thực sự vòng lặp tuần hoàn cho ngành dệt may đòi hỏi những công nghệ tương tự như “chai ra chai”, đó là tái chế “ từ vải ra vải”, “từ sợi ra sợi”.

Nói cách khác, ngành dệt may phải xử lý được những chất thải phát sinh từ chính hoạt động sản xuất, tiêu dùng sản phẩm dệt may, khép kín vòng lặp tuần hoàn một cách hoàn hảo.

Chất thải dệt may phát sinh chủ yếu dưới dạng sản phẩm cũ đã qua sử dụng và phụ phẩm như vải thừa trong quá trình sản xuất. Trong đó, phụ phẩm phát sinh từ sản xuất dệt may tại Việt Nam đạt con số khổng lồ, khoảng 500 nghìn tấn mỗi năm và chỉ có khoảng 50% được đi qua hệ thống thu gom, tái chế. Số còn lại thường được xử lý bằng cách đốt để thu hồi năng lượng.

Bà Chi cho biết, tiềm năng tái chế các loại sơ, sợi phụ phẩm là rất lớn. Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp trên thế giới tìm ra giải pháp hiệu quả để tái chế phụ phẩm dệt may trở thành nguyên liệu đầu vào có giá trị tương đương với nguyên liệu nguyên sinh.

Những doanh nghiệp này coi Việt Nam là một điểm đến tiềm năng để thiết lập cơ sở tái chế dệt may, bởi vị trí đặc biệt quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Nếu tận dụng được cơ hội, Việt Nam có thể xác lập một vị thế mới mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng dệt may, vượt xa những đối thủ như Bangladesh.

Tuy nhiên, tận dụng cơ hội này không phải điều đơn giản, đòi hỏi phải thiết lập được hệ sinh thái thu gom phế liệu dệt may thông suốt và minh bạch, bên cạnh việc đáp ứng những tiêu chuẩn liên quan đến môi trường và quyền lợi người lao động. Bởi lẽ, đây là yêu cầu bắt buộc để xuất khẩu được sang những thị trường tiên tiến.

Mặt khác, vải sợi tái chế có giá thành sản xuất cao hơn so với vải sợi nguyên sinh cũng là thách thức không nhỏ của ngành công nghiệp tái chế dệt may.

Để giải quyết những khó khăn, thách thức trên, tại Lễ kỷ niệm 3 năm thành lập Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, bà Chi nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế hợp tác mang tính liên ngành, liên doanh nghiệp.

Vì vậy, đại diện GIZ đánh giá cao vai trò của Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam trong việc quy tụ những đơn vị tái chế đạt chuẩn cùng hợp tác vì mục tiêu thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn, đồng thời kỳ vọng sự vào cuộc của các bên liên quan sẽ giúp giảm giá thành sản xuất sơ sợi tái chế, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa Việt Nam trở thành trung tâm tái chế dệt may của khu vực và thế giới.

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm
Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.
Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm
Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.
Dệt may Việt Nam hưởng lợi từ bất ổn chính trị Banglades

Dệt may Việt Nam hưởng lợi từ bất ổn chính trị Banglades

Doanh nghiệp -  1 tháng

Các nhà máy tại Banglades phải ngừng hoạt động ngay giữa thời điểm tập trung sản xuất hàng hóa cho mùa đông có thể buộc khách hàng phải chuyển đơn hàng sang nước khác.

Nấc thang mới của ngành dệt may

Nấc thang mới của ngành dệt may

Tiêu điểm -  8 tháng

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang khẳng định, ngành dệt may của Việt Nam đang làm tốt công tác chuyển đổi xanh và có tiềm năng phát triển những lĩnh vực tạo giá trị cao trong giai đoạn tới.

Nút thắt của 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Nút thắt của 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Tiêu điểm -  2 tháng

Các số liệu nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng, mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thấp nhất, dù mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu lớn và là ngành chủ lực với tỷ lệ xuất khẩu cao.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  3 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  7 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  8 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  8 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  11 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.