Hồ sơ quản trị

Việt Nam trước 'sóng gió' thương mại Mỹ - Trung: 2018 và 2025 có gì khác?

Nhật Hạ Thứ hai, 17/02/2025 - 11:54
Nghe audio
0:00

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tái diễn năm 2025 với quy mô lớn hơn. Việt Nam đứng trước cả cơ hội và thách thức khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, tác động mạnh đến xuất khẩu và đầu tư.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung 2.0

Ngày 1/2/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế thêm 10% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, khơi mào cho một cuộc đối đầu thương mại mới.

Trung Quốc ngay lập tức phản ứng, đệ đơn khiếu nại lên WTO và áp thuế trả đũa 15% lên than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và 10% lên dầu thô, thiết bị nông nghiệp, ô tô.

Ngoài ra, Trung Quốc mở điều tra chống độc quyền với Google, cũng siết chặt kiểm soát xuất khẩu các khoáng sản quan trọng như vonfram, tellurium, ruthenium và molypden – những nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp công nghệ cao của Mỹ.

Các biện pháp gay gắt này làm gia tăng lo ngại về cuộc chiến thương mại 2.0 của hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới.

Chưa dừng ở đó, vào đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế 25% lên toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ, có hiệu lực từ ngày 4/3 và không áp dụng ngoại lệ với bất kỳ nước nào.

Tình hình hiện tại khiến thế giới gợi nhớ đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung năm 2018, nhưng trầm trọng hơn khi có nguy cơ mở rộng ra toàn cầu.

Mối quan hệ chặt chẽ trong thương mại Mỹ - Trung

Mỹ và Trung Quốc duy trì tổng kim ngạch thương mại song phương từ 500 - 700 tỷ USD mỗi năm, phản ánh mối quan hệ kinh tế sâu sắc giữa hai nước.

Tuy nhiên, Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại đáng kể với Trung Quốc, với mức dao động từ 270 - 420 tỷ USD mỗi năm. Sự mất cân bằng này tiếp tục là điểm nóng trong các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.

Nguồn: Cục quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ

Mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia không chỉ kéo dài nhiều năm mà còn ngày càng phức tạp. Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Mỹ, sau Mexico và Canada.

Trong khi Trung Quốc coi Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng hoá Trung Quốc cũng nhiều thứ hai tại thị trường Mỹ, chỉ sau Mexico.

Nguồn: Cục quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ

Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là hoá chất, công nghệ cao (thiết bị điện tử, máy bay Boeing, chip bán dẫn), nông sản (đậu nành, thịt lợn, ngô) và năng lượng (dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng - LNG).

Ngược lại, Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng điện tử (điện thoại iPhone, laptop được lắp ráp tại Trung Quốc), dệt may, máy móc, xe điện và đồ nội thất.

Nguồn: Cục quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ

Bài học từ cuộc chiến thương mại 1.0

Nhìn lại năm 2018, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng phát khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế 250 tỷ USD lên hàng nhập khẩu Trung Quốc với danh mục hàng hoá cụ thể với mức thuế áp từ 10% đến 25% nhằm bảo vệ ngành công nghiệp nội địa.

Ông Trump lúc đó đã cáo buộc Trung Quốc trợ cấp xuất khẩu, đánh cắp công nghệ, thao túng tiền tệ.

Đáp trả, Trung Quốc đánh thuế lên nông sản và công nghệ Mỹ, khiến tăng trưởng của cả hai nước chậm lại.

Cuộc chiến thương mại tạm lắng vào cuối năm 2019 khi Trung Quốc cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong hai năm, so với mức năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2020, do tác động của Covid-19, Trung Quốc đã không thực hiện đúng cam kết, khiến thỏa thuận dần rơi vào quên lãng.

Trong suốt thời gian đối đầu đó, Mỹ đã áp thuế lên tổng cộng 550 tỷ USD hàng Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng không ngồi yên, áp thuế trả đũa lên hơn 185 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ.

Theo báo cáo của các tổ chức quốc tế lớn như Moody's và Bloomberg Economics, hậu quả của cuộc chiến 1.0 đã gây thiệt hại kinh tế cho Mỹ khoảng 316 tỷ USD GDP và mất 300.000 việc làm và tương đương khoảng 0,7% GDP Mỹ, trong khi Trung Quốc đối mặt với sự sụt giảm xuất khẩu và buộc phải tăng cường nội địa hóa sản xuất.

Cuộc chiến này cũng làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia buộc phải tìm kiếm các điểm sản xuất thay thế ngoài Trung Quốc.

Việt Nam, Ấn Độ, Mexico nổi lên như những lựa chọn hàng đầu trong chiến lược "Trung Quốc +1". Dòng vốn FDI đổ vào các nền kinh tế này tăng mạnh, tạo động lực phát triển nhưng cũng đặt ra thách thức về hạ tầng và lao động.

Có thể thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung năm 2018 và năm 2025 có sự khác biệt từ nguyên nhân, hình thức và quy mô đánh thuế của Mỹ, phản ứng của Trung Quốc.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung 1.0. Ảnh: Hoàng Anh

Cơ hội và thách thức của Việt Nam

Việt Nam đã hưởng lợi đáng kể từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sau năm 2018. Xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh, đặc biệt trong các ngành dệt may, điện tử và nội thất.

Các công ty lớn như Apple, Samsung, Nike đã đầu tư mạnh vào Việt Nam để giảm rủi ro thuế quan khi xuất khẩu sang Mỹ. Ngành logistics và công nghiệp phụ trợ cũng phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ. Cạnh tranh trong khu vực ngày càng khốc liệt khi Indonesia, Malaysia và Ấn Độ thu hút FDI mạnh mẽ.

Mỹ cũng tăng cường kiểm soát nguồn gốc hàng hóa để tránh tình trạng hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt Nam. Ngoài ra, áp lực lên hạ tầng và nguồn lao động có tay nghề cao đang trở thành rào cản cho sự phát triển bền vững.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung năm 2025 có thể thúc đẩy xu hướng dịch chuyển đầu tư tiếp tục diễn ra, nhưng Việt Nam cần có chiến lược dài hạn để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng nội địa sẽ là những yếu tố quyết định khả năng thích ứng của Việt Nam trước những biến động thương mại toàn cầu.

Ông Đinh Đức Minh, Giám đốc đầu tư VinaCapital, cho rằng, những ảnh hưởng từ chính sách thương mại mới của Mỹ là rõ ràng, nhưng không đáng lo ngại.

“Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong chiến lược kinh tế và chính trị của Mỹ. Hơn nữa, từ tháng 9/2023, hai nước đã nâng quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, cấp độ cao nhất trong ngoại giao,” ông Minh cho biết tại "Data Talk: Bản đồ tài sản 2025".

Mục tiêu của chính quyền Trump là đưa sản xuất về Mỹ và tạo việc làm trong nước. Tuy nhiên, với cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, việc chuyển sản xuất về Mỹ là khó khả thi do chi phí đầu tư và nhân công cao.

Do đó, áp thuế lên hàng Việt Nam không phải ưu tiên chính trị của Mỹ và cũng không giúp giải quyết bài toán kinh tế mà ông Trump đặt ra.

Làm sao để tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung?

Làm sao để tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung?

Leader talk -  3 tháng
Thúc đẩy tiêu dùng nội địa cùng xuất khẩu nội khối có thể giúp châu Á có thêm động lực tăng trưởng trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Làm sao để tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung?

Làm sao để tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung?

Leader talk -  3 tháng
Thúc đẩy tiêu dùng nội địa cùng xuất khẩu nội khối có thể giúp châu Á có thêm động lực tăng trưởng trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Dịch chuyển FDI vào Việt Nam ra sao sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?

Dịch chuyển FDI vào Việt Nam ra sao sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?

Leader talk -  5 năm

Dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt, Việt Nam được nhận định vẫn là thị trường hấp dẫn với vốn đầu tư nước ngoài nhờ những lợi thế vốn có.

Kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Tiêu điểm -  5 năm

Theo Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế, xã hội quốc gia, tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ lan toả dần từ thương mại sang các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, càng các năm sau sẽ có tác động lớn hơn các năm trước.

Việt Nam không thể ngủ quên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Việt Nam không thể ngủ quên trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Leader talk -  6 năm

Sự đa dạng hóa của các khu công nghiệp mới, các xưởng sản xuất và cơ sở hạ tầng chỉ ra rằng Việt Nam sẽ bước vào một thập kỷ mới trong một vị thế trọng yếu và thể hiện được mình là một quốc gia hưởng lợi chính trong quá trình tái cân bằng chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu và Trung Quốc.

Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc

Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  3 ngày

Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.

Bamboo Capital thay đổi loạt nhân sự cấp cao, tăng quyền kiểm soát tại Tracodi, BCG Energy

Bamboo Capital thay đổi loạt nhân sự cấp cao, tăng quyền kiểm soát tại Tracodi, BCG Energy

Hồ sơ quản trị -  5 ngày

Bamboo Capital thay đổi nhân sự cấp cao ngoài việc hoàn thiện bộ máy quản trị còn nhằm tận dụng cơ hội để phát triển khi thời cơ đã đến.

Bà Lay Hoon Tan làm tổng giám đốc Sun Life Việt Nam

Bà Lay Hoon Tan làm tổng giám đốc Sun Life Việt Nam

Hồ sơ quản trị -  6 ngày

Sun Life Việt Nam vừa bổ nhiệm bà Lay Hoon Tan vào vị trí tổng giám đốc, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững.

Văn hóa Phương Nam khởi động tái cấu trúc sau khi về tay Thiên Long

Văn hóa Phương Nam khởi động tái cấu trúc sau khi về tay Thiên Long

Hồ sơ quản trị -  1 tuần

Sau khi sáp nhập vào Tập đoàn Thiên Long, Công ty CP Văn hóa Phương Nam đã thay đổi chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc.

Ái nữ ‘vua tôm’ Minh Phú được đề cử thành viên hội đồng quản trị

Ái nữ ‘vua tôm’ Minh Phú được đề cử thành viên hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  1 tuần

Bà Lê Thị Dịu Minh, con gái của lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, được đề cử thành viên hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới.

FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus

FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.

Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương

Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương

Tiêu điểm -  14 giờ

Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.

Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120

Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tài chính -  15 giờ

Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways

Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).

Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán

Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán

Leader talk -  17 giờ

Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.

VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM

VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

Đọc nhiều