Diễn đàn quản trị
Câu hỏi lớn cần trả lời để chuyển đổi số thành công
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư nguồn lực đúng cách và một chiến lược chuyển đổi số bài bản sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp và dẫn đầu trong kỷ nguyên số.
Kỷ nguyên mới đang mở ra, nơi công nghệ và con người kết hợp để tạo nên những đột phá mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, Việt Nam có cơ hội vươn xa nếu tận dụng tốt thời cơ và thúc đẩy sự chuyển đổi thành công của các doanh nghiệp.
Để phát huy hết tiềm năng, CEO Talentnet Tiêu Yến Trinh cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần bước vào hành trình chuyển đổi số và chuyển đổi kinh doanh toàn diện.
Một khảo sát do Talentnet thực hiện cho thấy, các công ty nước ngoài tại Việt Nam thường bắt đầu quá trình chuyển đổi số từ rất sớm, với tỷ lệ khoảng 66% doanh nghiệp thực hiện các dự án chuyển đổi số hơn ba năm qua.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt mới bắt đầu hành trình này và còn nhiều điều cần học hỏi để đạt được sự trưởng thành trong quá trình chuyển đổi.
Chia sẻ trong chương trình “TIME: Bloom Synergy” do S-World tổ chức, bà Trinh nhấn mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài thường nhận được sự hỗ trợ chiến lược, công cụ và phương pháp từ công ty mẹ, trong khi doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng mọi thứ từ đầu, từ trụ sở, chiến lược cho đến các quy trình vận hành.
Bà Trinh cho rằng, thành công của chuyển đổi số sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố chính gồm: tối ưu hóa vận hành, tái cấu trúc mô hình kinh doanh và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Nhưng theo bà Trinh, điều quan trọng nhất vẫn là con người - những cá nhân trực tiếp vận hành và thích nghi với công nghệ mới.
Hơn một nửa doanh nghiệp trong khảo sát của Talentnet cho rằng sự thành bại của chiến lược chuyển đổi phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ quản lý cấp trung. Đây là những người có chuyên môn và khả năng thực thi, đảm bảo các hoạt động chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.
Bên cạnh đó, một thiếu sót của nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số được CEO talentnet chỉ ra là không trả lời được câu hỏi “why” - lý do căn bản và mục tiêu rõ ràng để bắt đầu dự án.
“Why không chỉ là mong muốn hay xu hướng, mà phải đo lường được”, bà Trinh giải thích.
Theo đó, những mục tiêu như tăng hiệu quả vận hành, cải thiện trải nghiệm khách hàng hay tạo ra sản phẩm mới đều cần gắn với chỉ số cụ thể, từ tài chính đến phi tài chính.
Khả năng thất bại của dự án thường đến từ giai đoạn thực thi, chứ không phải ý tưởng. Vì vậy, sau khi xác định được lý do, doanh nghiệp cần rõ ràng ở bước “what” - cần làm gì để đạt được kết quả và “how” - thực hiện ra sao, “when” khi nào và “who” ai thực thi. Đặc biệt, yếu tố con người sẽ quyết định thành bại của dự án.
Do đó, bà Trinh cho rằng các doanh nghiệp nên thận trọng khi phân bổ nguồn lực, có thể kết hợp nguồn lực nội bộ với chuyên gia từ bên ngoài, đặc biệt là trong các dự án lớn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng môi trường học tập liên tục trong doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Bà khuyến khích các lãnh đạo học hỏi từ thế hệ trẻ, những người am hiểu công nghệ và có tư duy mới mẻ, đồng thời truyền đạt kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cho họ.
Sức mạnh của siêu kết hợp trong chuyển đổi số
Đi sâu vào chủ đề chuyển đổi số trong thời đại mới, bà Tiêu Yến Trinh cho rằng sự siêu kết hợp giữa con người và máy móc (supercollaboration) là chìa khóa để tạo ra giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp.
Trong thế giới công nghệ hiện đại, máy móc có thể đảm nhận những nhiệm vụ đơn giản, giúp con người tập trung vào các công việc mang tính sáng tạo và giá trị cao hơn. Tuy nhiên, yếu tố “trái tim” là điều mà máy móc không thể thay thế.
Máy móc có thể thay thế con người trong các nhiệm vụ đơn giản, nhưng những công việc liên quan đến cảm xúc và mối quan hệ vẫn cần đến bàn tay và trái tim của con người.
Bà Trinh nhấn mạnh, các doanh nghiệp nên tập trung đào tạo lại nhân viên để họ không sợ công nghệ, thay vào đó, biết cách sử dụng nó để nâng cao hiệu suất công việc.
Bà Trinh cũng thừa nhận, Việt Nam đang trong giai đoạn học hỏi và chọn lọc để áp dụng công nghệ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ đưa công nghệ vào mà còn phải chuẩn hóa hệ thống và dữ liệu để đảm bảo nền tảng vững chắc.
“Các doanh nghiệp Việt cần đào tạo lại nhân viên, trang bị cho họ các kỹ năng số mới và khả năng sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Từ đó, họ có thể tạo nên một lực lượng lao động sẵn sàng thay đổi và có đủ năng lực để tham gia vào hành trình chuyển đổi số”, CEO Talentnet chia sẻ.
Với bà Trinh, chuyển đổi doanh nghiệp hay chuyển đổi số là một hành trình không thể tránh khỏi. Vì nếu không thay đổi, hậu quả là tụt hậu và thậm chí biến mất khỏi thị trường.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi số
Khoảng cách lớn giữa nhận thức và thực thi văn hóa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều hạn chế trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp, dù mức độ nhận thức và đầu tư đã có sự gia tăng đáng kể.
Tầm nhìn về công nghệ và tương lai của Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp tiên phong.
Cần chiến lược mới trong tuyển dụng nhân sự gen Z
Với sự linh hoạt, độc lập và sáng tạo, gen Z đang thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới trong cách tuyển dụng và quản trị nhân sự để phù hợp hơn với xu hướng hiện đại.
Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Công nghệ và cảm xúc cho truyền thông tiếp thị 2025
Truyền thông tiếp thị 2025 sẽ tập trung vào việc kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu cảm xúc khách hàng để có được những chiến lược hiệu quả và nhân văn.
Vượt giới hạn sáng tạo nhờ ChatGPT
Nếu khai thác ChatGPT đúng cách, người làm truyền thông tiếp thị có thể tạo giá trị mới ở một thế giới vốn đã cũ mèm và đầy những giới hạn.
CEO Vascara: Nhân sự là chìa khoá phát triển bền vững
Để doanh nghiệp phát triển trong thị trường nhiều cạnh tranh, quan điểm của CEO Vascara là phải sở hữu đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, được đầu tư lâu dài, bài bản.
TheLEADER ký hợp tác với HAMI
Tạp chí Nhà quản trị - TheLEADER và Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP Hà Nội (HAMI) vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác.
SeABank lãi trước thuế hơn 6.000 tỷ đồng năm 2024
Kết thúc năm 2024, lợi nhuận trước thuế của SeABank đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2023, hoàn thành 103% kế hoạch.
Quản trị quyết định thành công trung tâm tài chính
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Technopark tìm về Quảng Ngãi
Technopark Việt Nam – Hàn Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp – đô thị sáng tạo gắn với công viên công nghệ cao quy mô gần 400ha tại Quảng Ngãi.
Du khách ngây ngất với lễ hội đèn lồng chưa từng có ở Việt Nam
Trong không khí náo nức của những ngày trước Tết, dòng người đã từ khắp nơi đổ về thành phố điểm đến phía Đông Hà Nội - Ocean City - nơi đang diễn ra Lễ hội ánh sáng phương Đông - lễ hội đèn lồng lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới tại một khu đô thị ở Việt Nam.
Tỉnh Quảng Nam xin thêm chỉ tiêu nhiệt điện khí
Tỉnh Quảng Nam đề xuất bổ sung hai dự án nhiệt điện khí với tổng công suất 7.200MW vào đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, vận hành dự kiến giai đoạn 2026-2030.
Khu du lịch nghỉ dưỡng 1.500 tỷ của Sao Mai Group đi vào hoạt động
Khu du lịch nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa được xây dựng trên diện tích 54ha, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng vừa được Sao Mai Group đưa vào hoạt động.
Home Hanoi Xuan: Không gian trải nghiệm Tết Việt của du khách quốc tế
Đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 tại khu đô thị Mailand Hanoi City sẽ mở cửa đón khách từ ngày 16/1-3/2 (17 tháng chạp – mùng 6 Tết) với nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa Việt.