Tiêu điểm
Chuyển đổi số và tương lai ngành nông nghiệp
Chuyển đổi số được xem là thang thuốc cho tương lai nông nghiệp. Đây không chỉ là một xu thế, mà là một hành trình xuyên suốt để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xuất khẩu nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn, cộng thêm tác động kép của hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, nền nông nghiệp Việt Nam chứng kiến cảnh nông dân mất mùa, doanh nghiệp gặp hàng loạt khó khăn trước mắt.
Bên cạnh đầu tư công nghệ chế biến, chú trọng thị trường nội địa, chuyển đổi số được xem là chiến lược hiệu quả cho tương lai nông nghiệp. Đây không chỉ là một xu thế, mà là một hành trình xuyên suốt để thay đổi bộ mặt nền nông nghiệp Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường, Bộ NN-PTNT cho biết, trong 5 năm gần đây, ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2,71%/năm và kim ngạch xuất khẩu không ngừng phát triển.
Để đạt được những thành quả trên, việc triển khai hệ thống giải pháp phát triển khoa học công nghệ tận dụng thành tựu của nền công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trong nông nghiệp là một giải pháp tổng thể góp phần nâng cao hiệu quả toàn ngành, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả.
Ở góc độ địa phương, Lâm Đồng được đánh giá là một trong những tỉnh đạt được nhiều thành tựu trong chuyển đổi số nông nghiệp. Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 12 nhà cung cấp giải pháp IoT chính thức với 52 doanh nghiệp sử dụng nhưng có tới 25 trong số đó là ở Lâm Đồng.
Nếu trước đây không có các thiết bị cảm ứng thì người nông dân sẽ thường xuyên phải ra đo đạc nhưng giờ chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể điều khiển. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nêu ví dụ với công nghệ tưới thông minh, chủ trang trại có thể chủ động không gian và thời gian. Chủ trang trại có thể đi dự hội thảo này và thực hiện tưới cây cùng lúc.
"Tỉnh Lâm Đồng thường xuyên tổ chức phổ biến kiến thức, phát triển công nghệ, xác định được nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng thế nào, nông nghiệp thông làm gì, áp dụng cho những cây, con gì. Từ đó, giúp doanh nghiệp, người dân lấy khoa học công nghệ làm khâu đột phá để liên kết sản xuất", ông Phạm S chia sẻ.

Trên cơ sở đó, hiện nay tỉnh đã có mô hình thành công trong chuyển đổi số nông nghiệp như Công ty CP sinh học rừng hoa, Công ty Đà Lạt Hasfarm, Tập đoàn TH…
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đề xuất: "Các chính sách được ban hành cần phù hợp với thực tiễn sản xuất, có tính thực tiễn cao nhằm huy động các nguồn lực để phát triển đồng bộ, toàn diện nông nghiệp thông minh 4.0, từ đó chủ động đầu tư công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái và quy mô sản xuất để tạo ra một luồng sinh khí mới".
Chia sẻ về phương pháp tiếp cận chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp, ông Nadav Eshcar, Đại sứ Israel tại Việt Nam cho rằng, người dân có thể bắt đầu từ những "điểm chạm" quen thuộc như smartphone.
Đại sứ Israel chia sẻ khi tiếp xúc với máy tính, người nông dân quen thuộc với đồng ruộng không cảm thấy thoải mái, thuận tiện. Tuy nhiên, khi tất cả đều dùng smartphone, mọi thứ thay đổi. Mỗi người nông dân, kể cả ở vùng xa, cũng đều có smartphone.
Do đó, việc sử dụng và khai thác kiến thức qua smartphone rất quan trọng, ví dụ, họ có thể dùng điện thoại chụp ảnh rồi thông qua công nghệ AI phân tích để tham khảo cách bón phân cho đồng ruộng...
Bên cạnh smartphone, Israel ứng dụng nhiều công nghệ khác trong nông nghiệp. Chẳng hạn, họ dùng máy móc để phát hiện và phân loại giới tính gà từ trong trứng.
"Công nghệ không phải là vấn đề mà là giải pháp. Với smartphone, bạn không cần biết nó chạy như thế nào nhưng bạn biết sử dụng nó. Vì vậy, công nghệ cần dễ sử dụng cho người nông dân. Người nông dân có thể là những người bảo thủ nhất trong chấp nhận công nghệ mới. Với các vùng khác nhau ở Việt Nam, chính phủ có thể quyết định công nghệ nào phù hợp với từng địa phương để triển khai thí điểm", ông Eshcar kiến nghị.
Đại diện Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA), ông Thân Văn Hùng, Phó chủ tịch VIDA cho biết, tiềm năng của chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam là rất lớn vì được sự ủng hộ cao từ các cơ quan, bộ, ngành cho đến các doanh nghiệp.
Chuyển đổi số đã mang lại những kết quả tích cực không chỉ trong chất lượng, năng suất mà còn cải thiện về cách thức quản lý, phương thức kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.
"Đối với VIDA, hiệp hội đang có những chiến lược hành động rất cụ thể. Đó là hỗ trợ các doanh nghiệp trong hiệp hội tiếp cận các công nghệ mới, giới thiệu các doanh nghiệp công nghệ như FPT, VNPT đến với các doanh nghiệp làm nông nghiệp", ông Hùng nói.
Qua đó, đại diện VIDA mong muốn chính phủ hỗ trợ định hình hệ sinh thái nông nghiệp số để cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ và thấy được nhu cầu ứng dụng số hóa vào doanh nghiệp rất cần thiết. Đầu tư số hóa thì doanh nghiệp được hưởng lợi rồi sau đó là nông dân được hưởng lợi.
Hai lưu ý quan trọng cho Quảng Ninh trong thu hút đầu tư
Hai lưu ý quan trọng cho Quảng Ninh trong thu hút đầu tư
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, với những vị thế sẵn có, Quảng Ninh càng có quyền kén chọn hơn để thu những nguồn vốn đầu tư chất lượng cao và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Quảng Ninh tận dụng thời cơ đón dòng vốn đầu tư mới
Công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2020 bị ảnh hưởng khá lớn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng dường như không làm khó được tỉnh Quảng Ninh với quyết tâm nắm bắt cơ hội từ xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra ngoài Trung Quốc.
Quảng Ninh – điểm đến mới của làn sóng dịch chuyển đầu tư
Trong bối cảnh Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ là điểm đến của dòng dịch chuyển vốn đầu tư từ ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thì Quảng Ninh với những điều kiện hấp dẫn là một trong những lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp FDI lớn.
Dấu ấn 5 năm điều hành của Chính phủ: Chọn đúng điểm đột phá
Theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, trong nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã bám sát tình hình, ngay cả trong những tình huống diễn biến rất nhanh, chọn đúng những điểm đột phá, mấu chốt, tác động lan tỏa, trên cơ sở hiểu rất rõ thực lực của đất nước.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.