Doanh nghiệp
Chuyển động mới ở Vinaconex và Splendora An Khánh
Vinaconex đã quyết định rút khỏi dự án Splendora An Khánh đồng thời, nhóm cổ đông sở hữu 28% cổ phần tại Vinaconex cũng thoái vốn khỏi công ty này.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 14/8, cổ phiếu VCG của Vinaconex là tâm điểm khi xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 105 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đạt 2.512 tỷ đồng. Trong khi cổ phiếu giao dịch thỏa thuận ở mức giá sản 23.800 đồng/cổ phiếu thì trên thị trường, giá của VCG đã tăng kịch trần lên 29.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, trong phiên ngày 13/8, cổ phiếu VCG đã ghi nhận giao dịch thỏa thuận 21,9 triệu cổ phiếu, cũng với mức giá sàn phiên hôm đó là 21.600 đồng/cổ phiếu. Tổng khối lượng giao dịch của 2 phiên là gần 127,4 triệu đơn vị.
Cơ cấu cổ đông của Vinaconex hiện tại gồm 3 nhà đầu tư lớn sở hữu 86%, bao gồm Công ty TNHH An Quý Hưng nắm giữ 254,9 triệu cổ phiếu (57,71% vốn); Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ nắm 94 triệu cổ phiếu (21,28%) và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest sở hữu 33,4 triệu cổ phiếu (7,57%). Vì vậy, giao dịch thỏa thuận lớn trên chắc chắn có liên quan tới cổ đông lớn.
Điểm trùng hợp là giao dịch thỏa thuận trong 2 phiên lại bằng đúng khối lượng sở hữu của nhóm Cường Vũ và Star Invest, 2 tổ chức có liên quan tới Địa ốc Phú Long thuộc Sovico Holdings.
Trước đó, cuối năm 2018, công ty Cường Vũ đã chi ra hơn 2.000 tỷ đồng để mua 94 triệu cổ phần VCG, trong khi Star Invest đã mua vào 33,5 triệu cổ phiếu VCG từ quỹ đầu tư Pyn Elite với mức giá khoảng 25.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị gần 840 tỷ đồng.
So với tổng giá trị đầu tư gần 2 năm trước, hai lô cổ phiếu này được bán trong hai phiên gần đây có giá trị thấp hơn khoảng 300 tỷ đồng, chưa kể các khoản cổ tức nhận được.
Mặc dù vậy, việc Sovico Holdings chấp nhận lùi bước tại Vinaconex được cho là đi cùng lợi ích tại dự án Khu đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC).
Tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra cuối tháng 6, khi thảo luận vấn đề tái cấu trúc phần vốn tại liên doanh An Khánh JVC, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex đánh giá cơ cấu vốn góp 50% - 50% của 2 thành viên gồm Vinaconex và Địa ốc Phú Long sẽ có bất lợi về mặt thời gian trong việc triển khai dự án do các vấn đề trọng yếu đều phải đạt được sự đồng thuận giữa 2 bên.
Đến cuộc họp ngày 13/8, Hội đồng quản trị Vinaconex đã ban hành Quyết định số 413/2020/QĐ-HĐQT về việc tái cấu trúc phần vốn của Tổng công ty tại An Khánh JVC. Theo đó, Vinaconex sẽ thực hiện thoái toàn bộ phần góp vốn điều lệ của Vinaconex tại An Khánh JVC.
Bước đi này của Vinaconex cũng là mong muốn của Công ty Địa ốc Phú Long khi nhóm này cho biết không có nhu cầu bán phần vốn tại An Khánh JVC.
Với quyết định này của Vinaconex, có thể thấy giữa Sovico Holdings và An Quý Hưng đã đạt được thỏa thuận riêng, theo đó nhóm An Quý Hưng kiểm soát hoàn toàn Vinaconex, còn Sovico Holdings sẽ sở hữu 100% cổ phần tại Dự án khu đô thị mới An Khánh.
Dự án khu đô thị mới An Khánh (Splendora), ban đầu doanh nghiệp này gồm 2 pháp nhân góp vốn là Vinaconex và Công ty Xây dựng Posco E&C (Hàn Quốc) mỗi bên nắm 50%. Sau đó, doanh nghiệp Hàn Quốc đã chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Địa ốc Phú Long.
Splendora được phê duyệt chứng nhận đầu tư từ năm 2006, với tổng quy mô công bố là 2,57 tỷ USD, với trên diện tích 264 ha, trong đó giai đoạn 1 đã thực hiện gần 47 ha với với 317 căn biệt thự, 236 căn liên kề và 496 căn hộ chung cư.
Giai đoạn 2, công ty sẽ triển khai phần diện tích còn lại với hạ tầng gồm biệt thự, nhà liền kề, chung cư, hỗn hợp nhà cao tầng, trường học và công cộng. Hơn 200 ha còn lại đã được đóng đầy đủ tiền đất và sẵn sàng triển khai.
Vinaconex muốn dứt điểm dự án Bắc An Khánh
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.