Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sau khoảng một năm từ khi được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư, các dự án nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái trị giá tỷ đô đang ghi nhận những trạng thái khác nhau.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng, dự án quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn (do Sun Group thực hiện) được đánh giá có quy mô bậc nhất về giá trị lẫn tạo động lực phát triển du lịch Thanh Hóa.
Dự án gồm quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP. Sầm Sơn và các dự án đối ứng với tổng quy mô khoảng 550ha (gồm khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ tại Sầm Sơn, khu công viên vui chơi giải trí và đô thị Nam Sông Mã). Dự kiến hoàn thành vào quý I/2023.
Một năm trước, Flamingo Group và UBND tỉnh Thanh Hóa ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng cao cấp Hải Tiến (xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa).
Quy mô dự án khoảng 62ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 4.900 tỷ đồng.
Vừa qua, tỉnh đã giao Flamingo Group tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 quần thể đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hải Tiến. Quy mô lập quy hoạch khoảng 432ha (phần trong đê sông Cùng).
Đây là quần thể đô thị du lịch (các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển, khu ở cao cấp kết hợp với các hoạt động thể thao, trung tâm tổ chức sự kiện, hội nghị, trung tâm dịch vụ, vui chơi, giải trí, văn hóa) theo định hướng điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung xây dựng đô thị Hải Tiến đến năm 2030.
Cùng thời gian đó, Flamingo Group cũng nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Flamingo Linh Trường khu B tại xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa. Quy mô diện tích khoảng 4ha, vốn đầu tư khoảng 1.570 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh thông tin, chủ đầu tư đang phối hợp với UBND huyện Hoằng Hóa tổ chức giải phóng mặt bằng và hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục của dự án.
Chủ đầu tư cũng đang lập hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án cho phù hợp với quy hoạch chung đô thị Hải Tiến được duyệt. Dự án sẽ khởi công trong quý II/2021 và hoàn thành vào quý II/2023.
Tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, ghi nhận 2 dự án (đều là khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại, biệt thự nghỉ dưỡng) lần lượt dự kiến khởi công trong tháng 1/2022 và tháng 8/2022.
Cụ thể, Công ty CP ORG được cấp chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại quy mô 98ha, tổng mức đầu tư khoảng 4.960 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư dịch vụ bất động sản Victoria thực hiện dự án khách sạn, du lịch, nghỉ dưỡng quy mô 25ha, tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng.
Hai công ty này đang phối hợp địa phương để giải phóng mặt bằng, hoàn chỉnh hồ sơ dự án.
Ở trạng thái đã ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư, điển hình có trường hợp khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và Hoằng Long (TP. Thanh Hóa) do liên danh Công ty CP Eurowindow Holding - Công ty CP xây dựng và quản lý dự án số 1 thực hiện.
Với quy mô khoảng 176ha, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 12.720 tỷ đồng. Dự án sẽ khởi công quý I/2023, hoàn thành vào quý II/2029.
Một dự án khác cũng đáng chú ý là TNG Hà Long Golf & Resort tại huyện Hà Trung. Theo biên bản ghi nhớ ký với tỉnh Thanh Hóa, TNG Holdings Việt Nam sẽ thực hiện sân golf kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng tại khu nông nghiệp công nghệ cao TNGreen tại xã Hà Long, huyện Hà Trung với tên thương mại TNG Hà Long Golf & Resort.
Dự án này có tổng diện tích khoảng 420ha với tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh cho biết, nhà đầu tư đã cập nhật quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 dự án vào quy hoạch chung đô thị Hà Long, quy hoạch vùng huyện Hà Trung, quy hoạch sử dụng đất huyện Hà Trung giai đoạn 2021 - 2030.
Sau khi các quy hoạch trên được duyệt, nhà đầu tư sẽ nộp hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.