Tài chính
Chuyên gia chỉ cách phát huy tối đa vai trò thị trường vốn
Sau nhiều kết quả tích cực giữa bối cảnh khó khăn vì Covid-19, thị trường vốn Việt Nam đứng trước nhiều thách thức cần giải quyết trong những năm tới để có thể phát huy hết vai trò.
Thị trường vốn là nơi “đãi cát tìm vàng”
Trao đổi tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2021, Chủ tịch Dragon Capital Dominic Scriven, Trưởng Nhóm công tác thị trường vốn VBF, tin rằng thị trường vốn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.
Theo đó, Chính phủ có thể quản lý nguồn thu và chi của ngân sách nhà nước thông qua thị trường trái phiếu chính phủ. Đây là công cụ tài chính để Chính phủ huy động nguồn vốn cho các dự án phát triển hạ tầng và giải quyết các nhu cầu ngân sách khác.
Hơn thế nữa, trái phiếu nhính phủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập các chính sách tiền tệ và là cơ sở cho lãi suất phi rủi ro – vốn là một yếu tố nền tảng trong việc quản lý chi phí vốn trên toàn quốc.
Trong khi đó, các ngân hàng đang cần kiểm soát việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn (chủ yếu là tiền gửi) để cho vay trung – dài hạn (chủ yếu là khoản vay cho doanh nghiệp, hộ gia đình), và buộc phải hạn chế tăng trưởng tín dụng. Do đó, thị trường vốn sẽ là kênh huy động các khoản vay thay thế cho các ngân hàng thương mại.
VinaCapital: Thị trường chứng khoán sẽ có thêm một năm tích cực
Đối với khối kinh tế tư nhân, thị trường vốn là nguồn tài chính chủ lực cho sự phát triển của công ty, là kênh giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các đối tác chiến lược thông qua các giao dịch, đồng thời tìm ra mức định giá phù hợp cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc nâng cao vị thế thương mại.
Ngoài ra, ông Dominic Scriven đánh giá thị trường vốn là một kênh sàng lọc – nơi có thể “đãi cát tìm vàng” để tìm ra các doanh nghiệp tốt, và loại bỏ đi các doanh nghiệp yếu kém.
Thông qua việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty sẽ xây dựng được cơ chế để giữ chân nhân tài và lập kế hoạch kế nhiệm, phát triển thương hiệu và triển khai việc mua bán sáp nhập.
“Minh chứng cho vai trò của thị trường vốn với sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân chính là sự gia tăng gấp 10 lần số lượng công ty có định giá trên 1 tỷ USD trong 10 năm qua”, ông Dominic Scriven nhấn mạnh.
Không chỉ vậy, thị trường vốn giúp xác định giá trị doanh nghiệp nhờ cơ chế xử lý và đánh giá thông tin liên tục, cũng như thúc đẩy tính minh bạch trong quản lý doanh nghiệp thông qua quy định về công bố thông tin và lợi ích của người có liên quan.
Chủ tịch Dragon Capital cho biết thêm thị trường vốn còn là sản phẩm tiết kiệm và đầu tư dài hạn cho các cá nhân trong nước thông qua quỹ hưu trí hay các hình thức khác, giúp giảm gánh nặng an sinh xã hội.
Việt Nam cũng có thể dựa vào các công cụ của thị trường vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư phát triển bền vững và định giá việc phát thải carbon, tiến tới thực hiện cam kết đầy tham vọng như đã đưa ra tại COP26.
Làm gì để phát huy tối đa vai trò của thị trường vốn?
Theo Trưởng Nhóm công tác thị trường vốn VBF, thị trường vốn sẽ phát huy hết tiềm năng nhờ các yếu tố sau.
Thứ nhất là sự hợp tác chặt chẽ và liên thông giữa các cơ quan ban ngành. Mỗi cơ quan đều có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và phát triển thị trường vốn, và ông luôn tin tưởng rằng Việt Nam sẽ ngày càng nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước.
Thứ hai là cơ sở hạ tầng hoàn thiện, bao gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.
Theo đó, Việt Nam có hệ thống pháp luật vững chắc nhưng vẫn cần phải hoàn thiện thêm, để đảm bảo tính thống nhất của các quy định pháp luật áp dụng cho thị trường nợ, thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, cần triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán hiệu quả và đáng tin cậy, xây dựng cơ chế đối tác bù trừ thanh toán trung tâm, thành lập các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và trên hết là nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý.
Thứ ba là bảo vệ và củng cố niềm tin của nhà đầu tư.
Ông Dominic Scriven nhấn mạnh sự phát triển của thị trường vốn phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của nhà đầu tư, và điều này chỉ được gây dựng thông qua nâng cao tính minh bạch và công bằng của thị trường, áp dụng biện pháp trừng phạt thoả đáng với các hành vi vi phạm và thực thi các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư.
Điều này càng cần chú ý tại Việt Nam khi thị trường có sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân.
Thứ tư là thể chế hoá và đa dạng hoá đối tượng tham gia thị trường vốn.
Giống như bất kỳ hệ sinh thái nào, thị trường vốn phát triển mạnh mẽ nhờ sự đa dạng của các đối tượng tham gia, bao gồm các định chế lớn, nâng cao mức độ quan tâm của họ và mở rộng các giao dịch mà họ có thể thực hiện.
Thị trường vốn của Việt Nam hiện nay còn bị giới hạn, khi thị trường nợ phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán phụ thuộc vào các nhà đầu tư cá nhân.
“Chúng ta có thể làm nhiều hơn nữa để phát triển và kêu gọi sự tham gia của các đối tượng khác, như khuyến khích các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và các loại hình nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư chuyên nghiệp khác”, ông Dominic Scriven khuyến nghị.
Thứ năm là tiếp cận quốc tế. Mặc dù Việt Nam có một nền kinh tế mở đáng kể, sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế vào thị trường vốn còn khá thấp so với mức mà Việt Nam có thể đạt được.
“Giải quyết tất cả các vấn đề để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài có thể không đơn giản, nhưng nếu chúng ta nỗ lực phối hợp thì có thể mang lại kết quả ấn tượng hơn so với tình hình hiện tại. Trước mắt, chúng ta nên đẩy nhanh việc biến TP.HCM thành một trung tâm tài chính của khu vực, tìm ra những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong khu vực như Hồng Kông và Singapore”, ông khuyến nghị.
Thứ sáu là vấn đề Môi trường, Xã hội, Quản trị doanh nghiệp (ESG) và khí hậu. Để thực hiện những tuyên bố của Việt Nam tại COP26 về các chủ đề phá rừng, than và không phát thải khí carbon, thị trường vốn có thể và nên đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ và khuyến khích sự phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt là ban hành quy định pháp luật và tạo động lực cho sự tham gia của các doanh nghiệp.
Thứ bảy, đổi mới nhờ hỗ trợ và khuyến khích phù hợp để phát triển mảng công nghệ tài chính (fintech), và tạo ra cơ chế hỗ trợ vốn khởi nghiệp.
Thứ tám là quản trị rủi ro.
Các nhà hoạch định chính sách nên nhận thức rõ việc quản trị các rủi ro trong và ngoài biên giới Việt Nam, bao gồm sự gia tăng tổng dư nợ quốc gia của hầu hết các nền kinh tế toàn cầu, sự tồn tại của lãi suất âm, lạm phát gia tăng và bất bình đẳng thu nhập, chưa có kế hoạch chuyển tiếp để giảm phát thải carbon, và biến động giá năng lượng toàn cầu, dân số già và nhu cầu chăm sóc an sinh xã hội ngày càng tăng.
World Bank: Việt Nam cần cẩn trọng với khu vực tài chính
HSBC: Chứng khoán Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài
Theo dự báo của Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu của HSBC, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm trong năm 2022, với mục tiêu mới là 1.850 điểm.
Những ưu tiên tài chính giúp Việt Nam ‘vượt bão’ Covid
Theo dự kiến, Bộ Tài chính sẽ phân bổ, bố trí hàng vạn tỷ đồng nhằm chủ động nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19, cùng với phục hồi và phát triển kinh tế.
Việt Nam nhận hỗ trợ tư vấn phát triển thị trường vốn
Thị trường vốn phát triển sâu, rộng, hiệu quả và được quản lý tốt sẽ giúp tiếp cận nguồn tài chính dài hạn bằng nội tệ - vốn rất cần thiết cho sự phát triển của một khu vực tư nhân thịnh vượng.
Doanh nghiệp tư nhân loay hoay trong thị trường vốn chật hẹp
Đối với doanh nghiệp, khó khăn về tiếp cận vốn cao hơn các khó khăn về tìm kiếm lao động, tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp cũng như biến động thị trường hay biến đống chính sách.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Nới room ngoại tối đa cho 4 ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.