Doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi?

Đặng Hoa Chủ nhật, 25/03/2018 - 06:11

Mặc dù các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có thể chấp nhận chi phí không chính thức như một phần của cuộc chơi tuy nhiên tham nhũng có thể là một trong những trở ngại thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017 (PCI) cho thấy các doanh nghiệp FDI đã mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm vừa qua, doanh thu trung vị đạt 2,43 triệu USD, cao gấp 3 lần so với các năm trước.

Tính riêng năm 2017, vốn FDI đăng ký mới đạt 35,88 tỷ USD, tăng 44% so với 2016 và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Với 2.591 lượt dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, số vốn giải ngân cũng ở mức kỷ lục 17,5 tỷ USD, một con số ấn tượng trong bối cảnh toàn cầu đang suy giảm.

 Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có xu hướng nhỏ đi
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập VCCI.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI), đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đã thực chất hơn, mức độ giải ngân tăng cao, cải thiện qua từng năm và đầu tư nước ngoài cho các lĩnh vực cũng đa dạng hơn, tập trung vào những ngành mang lại giá trị cốt lõi cho nền kinh tế.

Tuy nhiên theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu PCI, sự gia tăng về doanh thu cũng đi kèm với chi phí kinh doanh tăng cao tới 2,02 triệu USD điều này có nghĩa khả năng sinh lời bị ảnh hưởng. 

Tỷ lệ doanh nghiệp báo lãi giảm xuống còn 54,3% - mức thấp nhất trong nhiều năm qua, trong khi đó, 37,9% doanh nghiệp báo lỗ cũng là con số kỷ lục mới.

Khảo sát PCI cũng cho thấy các doanh nghiệp FDI có xu hướng nhỏ đi, cả về quy mô lao động và vốn chủ sở hữu, chủ yếu hướng vào xuất khẩu và chuyên cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các tập đoàn đa quốc gia.

Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có xu hướng đa dạng hóa theo thời gian. Tỉ trọng doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán buôn và bán lẻ từng chiếm gần 15% số doanh nghiệp FDI trong năm 2014, tuy nhiên trong những năm gần đây con số này giảm dần và chỉ còn chưa đến 10% vào năm 2017.

Sản xuất chế tạo tiếp tục là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ trọng 66% trong điều tra năm 2017, lĩnh vực phát triển nhanh nhất là máy vi tính, các sản phẩm điện tử và quang học. 

Điều này cho thấy một xu hướng tích cực của các doanh nghiệp FDI trong việc chuyển dịch sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn.

Bà Trang cho rằng, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của đầu tư nước ngoài để các doanh nghiệp FDI có thể tập trung vào các ngành nghề phù hợp với chính sách và định hướng và triển của nền kinh tế, đóng góp tích cực hơn vào việc thay đổi cơ cấu của nền kinh tế chứ không chỉ đơn thuần là thu hút nguồn vốn vào các lĩnh vực mang lại lợi ích bề mặt hoặc chóng vánh

Theo báo cáo PCI 2017, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể và được đánh giá tốt bởi cộng đồng doanh nghiệp, song các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các nhà đầu tư sau khi đã đăng ký và cấp phép thành công vẫn là gánh nặng và là mối quan ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp phải giành quá nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện các thủ tục hành chính quan liêu, có thể gây tổn hại đến năng suất của doanh nghiệp. Nhiều thủ tục như thuế, hải quan vẫn gây rất nhiều phiền hà và tốn kém đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Dù có xu hướng giảm nhưng vẫn có tới 45% các doanh nghiệp cho rằng vẫn phải đối mặt với việc phải chịu các chi phí không chính thức khi xin giấy phép đầu tư, khi tham gia ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các cơ quan nhà nước, khi làm thủ tục thông quan, khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc khi giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Mặc dù các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam có thể chấp nhận tình trạng này như một phần của cuộc chơi tuy nhiên tham nhũng có thể là một trong những trở ngại thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai.

Nhìn từ góc độ chính sách và pháp luật, đại diện VCCI cho rằng các quy định và chính sách của Việt nam hiện nay tương đối mở cửa so với các nước khác trong khu vực. Điều này cũng không quá ngạc nhiên vì trong quá trình đàm phán TPP và nay là CPTPP cũng như EVFTA, chúng ta cũng đồng thời sửa pháp luật về đầu tư.

“Tuy nhiên vấn đề ở chỗ là làm thế nào để biến những quy định rất tự do, thông thoáng và đơn giản trên những văn bản pháp luật thành hiện thực. Đây là câu chuyện cùng với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng đang tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh ở trong nước”, bà Trang nhận định.

Bà Trang nhấn mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư trong nước không chỉ bằng những công cụ ưu đãi mà hơn thế nữa còn là một môi trường kinh doanh tốt có thể tạo ra cơ hội và động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh, điều này mang tính bao trùm hơn và mang lại nhiều kết quả hơn.

“Vấn đề của Việt Nam hiện nay là làm thế nào để cải thiện môi trường kinh doanh không chỉ bằng những công cụ ưu đãi đơn thuần, cũng không phải dưới sức ép của các cam kết mà là để đáp ứng nhu cầu nội tại của các doanh nghiệp và bằng việc cải thiện môi trường kinh doanh, bà Trang cho biết.

Đại diện VCCI mong muốn những chuyển động này sẽ mạnh mẽ hơn, không chỉ là những ý chí ở các cơ quan cấp cao mà còn là hành động thiết thực và thực tế ở bộ máy chính quyền cấp cơ sở. 

Lợi nhuận doanh nghiệp FDI cao nhất nhưng đóng thuế ít nhất

Lợi nhuận doanh nghiệp FDI cao nhất nhưng đóng thuế ít nhất

Tiêu điểm -  6 năm
Mặc dù tạo ra lợi nhuận lớn nhất nhưng đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI lại thấp nhất trong khu vực doanh nghiệp.
Lợi nhuận doanh nghiệp FDI cao nhất nhưng đóng thuế ít nhất

Lợi nhuận doanh nghiệp FDI cao nhất nhưng đóng thuế ít nhất

Tiêu điểm -  6 năm
Mặc dù tạo ra lợi nhuận lớn nhất nhưng đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI lại thấp nhất trong khu vực doanh nghiệp.
16 doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam

16 doanh nghiệp FDI tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam

Tiêu điểm -  6 năm

16 doanh nghiệp FDI thuộc các lĩnh vực điện tử, ô tô, cơ khí chế tạo sẽ kết nối trực tiếp với 80 doanh nghiệp Việt để tìm kiếm nhà cung cấp.

2 tháng đầu năm, FDI giải ngân được 1,7 tỷ USD

2 tháng đầu năm, FDI giải ngân được 1,7 tỷ USD

Đầu tư -  6 năm

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/02/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1,7 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Vốn FDI 2018: Kỳ vọng những dự án tỷ đô làm thật

Vốn FDI 2018: Kỳ vọng những dự án tỷ đô làm thật

Đầu tư -  6 năm

Nhiều chuyên gia kỳ vọng năm 2018 sẽ có nhiều bước ngoặt lớn trong thu hút FDI với những định hướng mới từ Chính phủ.

Top 10 dự án FDI năm 2017: Nhiệt điện lên ngôi

Top 10 dự án FDI năm 2017: Nhiệt điện lên ngôi

Đầu tư -  6 năm

Nhiệt điện đã có một năm thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài với 3 dự án tỷ đô nằm trong top 10 dự án FDI lớn nhất thu hút được trong năm qua.

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  5 phút

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc

Leader talk -  1 giờ

Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản

Bất động sản -  5 giờ

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  17 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  1 ngày

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.