Tiêu điểm
Chuyên gia World Bank: Không nên dùng quá nhiều ưu đãi thuế trong các đặc khu kinh tế
Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, các đặc khu kinh tế tương lai như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc phải trở thành công cụ chủ chốt để đổi mới chính sách, cải cách kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế.

Ngày 21/5 tới, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức được khai mạc, một trong những đạo luật đáng chú ý nhất sẽ được đưa ra thảo luận và có thể thông qua lần này là Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (hay còn gọi là Luật Đặc khu kinh tế).
Đạo luật này được xây dựng nhằm tạo khung pháp lý chính thức cho sự ra đời và phát triển của 3 đặc khu kinh tế là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Các đặc khu được kỳ vọng sẽ là những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế, đồng thời, đây cũng sẽ là nơi thí điểm những thể chế vượt trội, những chính sách ưu đãi đặc biệt, chưa từng có tiền lệ để thu hút đầu tư.
Chia sẻ tại hội thảo "Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công", ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) nhấn mạnh: "Nhìn từ các kinh nghiệm quốc tế, chúng tôi cho rằng, đối với các đặc khu kinh tế, chính sách thu hút nhà đầu tư luôn là yếu tố quan trọng nhất nhưng đừng vì thế mà Chính phủ sử dụng quá nhiều ưu đãi thuế. Bởi cái họ cần nhất và trước mắt là hạ tầng, cơ sở pháp lý, cũng như tiềm năng con người".
Theo vị chuyên gia này, từ lâu, các đặc khu trên thế giới đã trở thành công cụ chủ chốt để đổi mới chính sách, cải cách kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế.
Việc thành lập và thiết kế các đặc khu kinh tế nên được gắn chặt với chiến lược toàn diện về phát triển công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung vào việc lựa chọn vị trí, tính kết nối, dịch vụ hạ tầng và cải thiện môi trường kinh doanh.
Ba trong số các yếu tố để các Chính phủ thu hút đầu tư vào các đặc khu theo ông Sebastian Eckardt đó là: Đơn giản hóa thủ tục kinh doanh và môi trường pháp quy, đầu tư và dịch vụ hạ tầng có mục tiêu theo từng địa điểm, cuối cùng là ưu đãi tài chính.
Làm được cả 3 yếu tố này, lợi ích mà Chính phủ thu về sẽ rất lớn, đó là tăng cường thu hút đầu tư từ nhiều nguồn lực trong và ngoài nước, phát triển các cụm công nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đặc khu còn có thể coi là "phòng thí nghiệm" để xây dựng và thử nghiệm các chính sách và công cụ mới.
Theo số liệu từ World Bank, tính đến năm 2016, Việt Nam đã xây dựng rất nhiều khu công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - chiếm khoảng 52% tổng FDI. Nhiều khu công nghiệp đang được các doanh nghiệp tư nhân xây dựng thành các ngành mũi nhọn như: điện tử, ô tô…
Các khu công nghiệp đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, ví dụ như đơn giản hóa thủ tục, cơ chế một cửa, thông quan/giải phóng hàng ra khỏi cảng.... Nhưng tới nay, các cụm công nghiệp này chủ yếu chỉ tập trung ở Hà Nội, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Hải Phỏng, Bắc Ninh...
Do đó, chuyên gia World Bank cho rằng, Việt Nam thực sự cần những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, dù đặc khu được thiết kế và triển khai tốt đem lại lợi ích rõ ràng thì vẫn có rủi ro gắn liền với việc phân mảnh trong môi trường pháp quy, lệ thuộc quá mức vào các ưu đãi và quản trị các đặc khu kinh tế.
Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, ông Sebastian Eckardt đã nêu ra những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt đó là chương trình phát triển khu công nghiệp thiếu chiến lược công nghiệp tổng thể của quốc gia.
Quy hoạch các khu công nghiệp manh mún - năng lực hiện tại của các khu công nghiệp vượt quá nhu cầu của ngành công nghiệp (tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp hiện chỉ khoảng 40%).
Thậm chí là lệ thuộc nặng vào những ưu đãi tài chính đã lạc hậu (ưu đãi dựa trên lợi nhuận so với ưu đãi dựa trên hiệu quả hoạt động). Đó là chưa kể gắn kết với kinh tế trong nước còn kém, kết nối trong nước chủ yếu ở các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp: hầu hết đầu vào (70-80%) đều phải nhập khẩu, thiếu khuôn khổ theo dõi và đánh giá.
"Bài học thành công từ các chương trình đặc khu kinh tế quốc tế cho thấy, các đặc khu phải nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện với tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng. Môi trường đầu tư và vị trí các đặc khu kinh tế là rất quan trọng. Bên cạnh đó, thay vì chỉ tập trung cho một vài vùng, Chính phủ phải coi đặc khu là đầu tàu để kéo cả đất nước đi lên", ông Sebastian Eckardt nhấn mạnh.
Trong đó, ví dụ thực tiễn nhìn thấy được là các đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc), khu tự do Incheon (Hàn Quốc), khu thương mại tự do Penang (Malaysia), khu tự do Jebel Ali (Dubai)…
Theo ông Sebastian Eckardt, Việt Nam nên khuyến khích đầu tư theo quy hoạch tổng thể các ngành, tập trung vào các ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và ít tiêu thụ năng lượng. Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, chú trọng tới chất lượng, tác động kinh tế - xã hội và tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong nước.
Tập trung thu hút đầu tư cho những doanh nghiệp, tạo mức lương cao hơn (thông qua việc tạo ra sản lượng bình quân đầu người lao động cao hơn), thúc đẩy phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ và R&D trong nước, khuyến khích sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên, không chỉ năng lượng mà cả đất đai, nước, nguyên liệu thô.
"Việt Nam nên tạo cơ hội cho các doanh nhân và nhà đầu tư trong nước hợp tác với các công ty nước ngoài trong chuỗi giá trị toàn cầu, chứ không gạt bỏ các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước. Nhờ đó, năng lực cạnh tranh của tất cả doanh nghiệp sẽ đều tăng, ví dụ thông qua cải thiện chuỗi cung ứng, logistics...", ông Sebastian Eckardt kết luận.
Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?
Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?
Phó chủ tịch Tập đoàn CENGroup tiết lộ, giá đất tại Bắc Vân Phong đã tăng hơn 100 lần trong 2 năm qua.
Giải pháp căn cơ để ngăn đầu cơ, sốt đất ảo ở đặc khu kinh tế
Theo đại diện của công ty tư vấn bất động sản Savills, đặc khu kinh tế muốn thực sự phát triển phải có quy hoạch ngay từ đầu, trong khi đó quy hoạch của Việt Nam vốn chưa phải thế mạnh.
Dự thảo Luật mới nhất đề nghị cắt giảm bớt ưu đãi tại đặc khu kinh tế
Trái với kỳ vọng của nhiều người, theo báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt của Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa công bố, hàng loạt các ưu đãi tại đặc khu kinh tế đã bị cắt giảm.
Cơn sốt đất đặc khu đang hạ nhiệt, nhà đầu tư mắc kẹt
Quyết định mạnh tay của chính quyền địa phương đã khiến cơn sốt đất càn quét các đặc khu kinh tế tương lai đang dần hạ nhiệt.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.