Diễn đàn quản trị
Chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị của doanh nghiệp: Khó hay dễ?
Chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị là yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp gia đình, để giải bài toán này là không hề đơn giản do những mối quan hệ đặc thù giữa các thành viên gia đình trong hội đồng quản trị.
Hiện nay, chuyên nghiệp hoá đang trở thành mối quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp gia đình. Trong đó, quan trọng nhất chính là năng lực của các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) để bảo đảm chèo lái doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại 4.0 và cạnh tranh toàn cầu.
Việc thường xuyên xem xét lại các muc tiêu chiến lược của doanh nghiệp, năng lực của các thành viên, cũng như làm mới bộ mặt ban lãnh đạo công ty là rất cần thiết.
Tuy nhiên, một trong những điều thường thấy tại nhiều doanh nghiệp gia đình là các thành viên trong gia đình luôn đảm nhiệm các vị trí quan trọng HĐQT. Việc nâng cao năng lực quản trị của ban lãnh đạo cũng là điều không dễ.
Theo nhiều chuyên gia, để đánh giá HĐQT và đưa ra yêu cầu nâng cao tính chuyên nghiệp luôn là một công việc rất khó, bởi không ai có thể đánh giá được liệu HĐQT có làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp hay không ngoài chính họ.
Hơn nữa, đánh giá năng lực mỗi thành viên trong HĐQT luôn là câu chuyện nhạy cảm, ảnh hưởng đến mối quan hệ và rất khó khắc phục trong trường hợp này.
Để tìm giải pháp cho các doanh nghiệp gia đình, chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 45 của VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) đã đặt ra chủ đề "Doanh nghiệp gia đình - Chuyên nghiệp hóa hội đồng quản trị".
Chương trình đặt ra tình huống của một doanh nghiệp gia đình sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm chế biến. Sau 25 năm phát triển ổn định, đến nay, doanh nghiệp đang chuẩn bị các bước để lên IPO.
Cùng thời điểm đó, doanh nghiệp cũng bắt tay hợp tác chiến lược với một với đối tác đến từ Châu Âu. Họ chấp thuận kế hoạch IPO của doanh nghiệp. Nhưng yêu cầu HĐQT cần bổ sung thành viên độc lập vào. Đó phải là người có trình độ, có năng lực giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch và sự chuyên nghiệp, đồng thời hỗ trợ tốt hơn cho Ban điều hành.
Bản thân CEO cũng nhận thấy, để doanh nghiệp có thể chuyển sang một giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn thì đó là yếu tố cần thiết. Bởi thực tế, các thành viên HĐQT hiện nay chỉ thuần túy sở hữu vốn chứ không phải là những nhà quản trị chuyên nghiệp.
Bởi vậy, CEO đề xuất cần chuyên nghiệp hóa HĐQT, một mặt bổ sung nhân sự cấp cao vào HĐQT, mặt khác HĐQT cũng phải tự nâng cao năng lực của mình.
CEO thuyết phục rằng, muốn IPO, muốn thu hút đối tác, không chỉ phải cần phải bổ sung nhân sự cấp cao bên ngoài vào HĐQT, mà còn phải đồng thời nâng cao năng lực các thành viên khác trong HĐQT. HĐQT là người vạch chiến lược và quyết định những vấn đề về chiến lược. Khi phát triển đến tầm cỡ lớn, một sai nhỏ sẽ làm đổ cả ngôi nhà lớn nên HĐQT cần phải chuyên nghiệp.
HĐQT chuyên nghiệp thì sẽ hỗ trợ được nhiều cho bộ máy điều hành cả trong việc hoạch định chiến lược lẫn phát triển công ty. Nhiều cty nước ngoài phát triển tốt, là vì trên thực tế họ áp dụng mô hình quản trị rất chuyên nghiệp. Doanh nghiệp lớn và chuyên nghiệp điều hành bằng vốn chứ không phải bằng chính bản thân họ.
Tuy nhiên, HĐQT lại không đồng tình vơí đề xuất này. Theo họ, khi nắm vốn, họ phải kiểm soát được vốn của mình. Để người ngoài vào kiểm soát thì không thể tin tưởng được. An toàn là trên hết. Giỏi mà không đáng tin thì mất cả chì lẫn chài.
Theo HĐQT, các thành viên gia đình trong hiện nay đều đã tham gia HĐQT từ nhiều năm. Chính họ là những người đã cùng CEO mang lại thành công hôm nay. Tuy có thể có một số hạn chế (như khó khăn trong việc tiếp cận những kiến thức và thông lệ mới vì lý do tuổi tác và lối mòn trong công việc…) thì các thành viên này vẫn đang rất nhiệt huyết và tin tưởng. Yếu tố đó mới làm nên sự ổn định và phát triển cho doanh nghiệp.
Giả sử có thuê được người bên ngoài vào thì cũng phải mất rất nhiều tiền. Dù họ là người có chuyên môn thực sự nhưng đã chắc gì họ tâm huyết, toàn tâm toàn ý với doanh nghiệp.
Ông Tạ Quốc Đạt, Tổng Giám đốc Công ty CP TAKUDA tham gia chương trình CEO - Chìa khóa thành công trong vai trò CEO cùng với hai vị khách mời trong vai trò cổ đông HĐQT, là ông Bùi Ngọc Hùng (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hùng Vân) và ông Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Hợp danh đấu giá Tây Đô). Cả ba sẽ cùng tranh biện và phân tích xung quanh chủ đề của chương trình.
Chương trình Chìa khoá thành công số 45 được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (4/3) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (5/3) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
CEO – Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt của Đài Truyền hình Việt Nam. Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh “Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân” trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO – Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.
'Sự trường tồn của doanh nghiệp gắn với thương hiệu công ty'
Doanh nghiệp gia đình: Lựa chọn thương hiệu cá nhân hay công ty?
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thương hiệu cá nhân được coi là một vũ khí quan trọng để công ty khẳng định sự khác biệt. Tuy nhiên, điều này liệu có đúng với mọi công ty và mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp?
Xây dựng chiến lược công ty: Thuê tư vấn có đảm bảo thành công?
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp là cần thiết, song không phải doanh nghiệp nào sau khi thuê tư vấn cũng có thể thành công.
Chiến lược công ty, nên tự xây hay thuê tư vấn?
Tự xây dựng chiến lược phát triển hay thuê chuyên gia tư vấn luôn là bài toán khó không chỉ đối với các doanh nghiệp mới thành lập mà còn là của cả các công ty đang muốn tái cơ cấu hay mở rộng sản xuất kinh doanh.
'Phương thức marketing truyền thống đã chết'
Phương pháp làm thương hiệu tốt nhất là làm thế nào sản phẩm của doanh nghiệp có mặt trong các cuộc đối thoại của những nguời bạn và họ nói với nhau về sản phẩm đó, khi người tiêu dùng không còn nói về thương hiệu đó có nghĩa là nó đã chết.
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.