Doanh nghiệp gia đình: Lựa chọn thương hiệu cá nhân hay công ty?

Minh Anh Thứ tư, 14/02/2018 - 13:18

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thương hiệu cá nhân được coi là một vũ khí quan trọng để công ty khẳng định sự khác biệt. Tuy nhiên, điều này liệu có đúng với mọi công ty và mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp?

Chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 43 với chủ đề "Doanh nghiệp gia đình – Thương hiệu cá nhân hay công ty"

Lựa chọn chiến lược truyền thông cho thương hiệu cá nhân hay thương hiệu công ty đều là các chiến lược xây dựng thương hiệu có từ rất lâu trong lịch sử ngành marketing và được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. 

Mỗi chiến lược đều có thế mạnh và nhược điểm của riêng mình, chủ yếu tuỳ thuộc vào bản chất của hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế - xã hội và thiên kiến của người tiêu dùng.

Chọn nhân hiệu sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí truyền thông, quảng bá. Nhân hiệu sẽ bảo chứng, tăng giá trị cho sản phẩm, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng. 

Tuy nhiên, nhân hiệu lại gắn với một cá nhân, sử dụng nhân hiệu về lâu dài có thể dẫn tới sự lệ thuộc một con người. Giới hạn sự phát triển và thâm chí giới hạn cả thời gian tồn tại của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp gia đình: Lựa chọn thương hiệu cá nhân hay công ty?
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Grand Homes International tham gia chương trình CEO - Chìa khóa thành công trong vai trò CEO

Ngược lại, thương hiệu doanh nghiệp là sự bao trùm các yếu tố từ nhân sự, văn hoá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ tồn tại và ngày càng gia tăng giá trị cùng sự phát triển bên vững của doanh nghiệp. Nhưng để thương hiệu của doanh nghiệp được lan toả lại tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc nhất là trong thời kỳ đầu gây dựng.

Không thể phủ nhận rằng hai yếu tố này luôn có mối quan hệ phụ thuộc và hỗ trợ nhau để cùng phát triển. Tuy nhiên, một loạt các câu hỏi các doanh nghiệp đặt ra khi phải lựa chọn giữa nhân hiệu hay thương hiệu công ty như: Điều gì quan trọng hơn? Thương hiệu công ty hay thương hiệu của CEO mang lại hiệu quả hơn cho doanh nghiệp? Nếu lựa chọn thương hiệu CEO, giá trị này được duy trì thế nào trong các thế hệ CEO tiếp theo? 

Để trả lời câu hỏi này, chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 43 của VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam ) đã đặt ra chủ đề "Doanh nghiệp gia đình – Thương hiệu cá nhân hay công ty" để cùng phân tích về vấn đề này.

Doanh nghiệp gia đình: Lựa chọn thương hiệu cá nhân hay công ty? 1
Bà Lê Thị Thảo Nguyên, Phó Giám đốc Công ty TNHH NT INDEC tham gia chương trình CEO - Chìa khóa thành công trong vai trò thành viên HĐQT

Chương trình đặt ra tình huống của một doanh nghiệp gia đình có thâm niên 20 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ y tế, chuyên khoa mắt, đang kinh doanh phát đạt. CEO doanh nghiệp (Chủ tịch HĐQT) là một Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa mắt đã từng làm việc tại một bệnh viện mắt lớn, được nhiều người biết tiếng về trình độ cao và tay nghề giỏi.

Ngay từ ngày đầu thành lập, doanh nghiệp này đã lựa chọn chiến lược truyền thông dựa vào tên tuổi của CEO và doanh nghiệp đã phát triển thành công. Từ một phòng khám ban đầu, nay doanh nghiệp đã nhân rộng thành chuỗi 5 phòng khám mắt trên toàn thành phố. Các phòng khám đều do các thành viên trong gia đình trông nom và điều hành.

Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, thương hiệu CEO cũng ngày càng nổi tiếng. Thậm chí ở mọi phòng khám, người ta luôn trông chờ được chính tay CEO chữa trị. Sau khi suy xét và tham khảo bạn bè, các thành viên HĐQT đã nêu ý kiến với CEO về việc thay đổi chiến lược và đầu tư phát triển thương hiệu.

Theo đó, các thành viên HĐQT cho rằng, đã đến lúc doanh nghiệp nên hoạch định lại chiến lược thương hiệu, tập trung chi phí truyền thông cho thương hiệu doanh nghiệp thay vì cá nhân CEO. Bởi tên tuổi CEO nay đã được nhiều người biết đến, nhưng thương hiệu của doanh nghiệp còn rất mờ nhạt. 

Việc PR thương hiệu của doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng không bị nhầm lẫn, sẽ dễ dàng trong việc mở rộng kinh doanh. Từ đó CEO cũng có thời gian tập trung vào việc quản trị và điều hành.

Doanh nghiệp gia đình: Lựa chọn thương hiệu cá nhân hay công ty? 2
Ông Tạ Quốc Đạt, Tổng Giám đốc Công ty CP TAKUDAtham gia chương trình CEO - Chìa khóa thành công trong vai trò thành viên HĐQT

Tuy nhiên, CEO phản đối vì cho rằng, từ ngày đầu thành lập đến nay, doanh nghiệp phát triển được là nhờ vào thương hiệu cá nhân của CEO. Ngay cả các công ty tư vấn cũng định hướng nên PR thương hiệu CEO để thu hút khách hàng. Công việc kinh doanh đang tốt đẹp. Tại sao lại mất thời gian để thay đổi? Doanh nghiệp nên dành thời gian, tiền bạc cho những việc vô nghĩa như vậy .

Vậy đâu mới là lời giải thoả đáng cho doanh nghiệp?

Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Grand Homes International tham gia chương trình CEO - Chìa khóa thành công trong vai trò CEO cùng với hai vị khách mời trong vai trò cổ đông HĐQT là ông Tạ Quốc Đạt, Tổng Giám đốc Công ty CP TAKUDA và bà Lê Thị Thảo Nguyên, Phó Giám đốc Công ty TNHH NT INDEC sẽ cùng tranh biện và phân tích xung quan chủ đề của chương trình.

Chương trình Chìa khoá thành công số 43 được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (11/2) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (12/2) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

CEO – Chìa khóa thành công là một chương trình chính luận, kinh tế chuyên biệt của Đài Truyền hình Việt Nam. Ra đời từ năm 2005, chương trình có sứ mệnh “Đồng hành doanh nghiệp, nâng tầm doanh nhân” trong thời kỳ kinh tế thị trường và hội nhập.
Bắt đầu từ năm 2017, bên cạnh các chương trình phát sóng trên VTV, CEO – Chìa khóa thành công sẽ tổ chức chuỗi các hội thảo dành riêng cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp theo các chủ đề hữu ích và thời sự về kinh doanh. TheLEADER.vn là đơn vị bảo trợ thông tin cho chương trình này.
Chương trình được tổ chức định kỳ hai tháng một lần các hội thảo, tọa đàm, workshop, với nội dung xoay quanh các vấn đề nan giải mang tính chiến lược về thương hiệu, phát triển, nhân sự, tài chính của các doanh nghiệp. Qua đó, đồng hành, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, giúp họ tiếp tục định hướng phát triển.

Có nên tái cấu trúc doanh nghiệp gia đình theo mô hình Holdings?

Có nên tái cấu trúc doanh nghiệp gia đình theo mô hình Holdings?

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Các chuyên gia cho rằng, mô hình Holdings phù hợp với những tập đoàn gia đình đang ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam.
Có nên tái cấu trúc doanh nghiệp gia đình theo mô hình Holdings?

Có nên tái cấu trúc doanh nghiệp gia đình theo mô hình Holdings?

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Các chuyên gia cho rằng, mô hình Holdings phù hợp với những tập đoàn gia đình đang ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam.
Xây dựng chiến lược công ty: Thuê tư vấn có đảm bảo thành công?

Xây dựng chiến lược công ty: Thuê tư vấn có đảm bảo thành công?

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp là cần thiết, song không phải doanh nghiệp nào sau khi thuê tư vấn cũng có thể thành công.

Chiến lược công ty, nên tự xây hay thuê tư vấn?

Chiến lược công ty, nên tự xây hay thuê tư vấn?

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Tự xây dựng chiến lược phát triển hay thuê chuyên gia tư vấn luôn là bài toán khó không chỉ đối với các doanh nghiệp mới thành lập mà còn là của cả các công ty đang muốn tái cơ cấu hay mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thâu tóm công ty sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro

Thâu tóm công ty sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC Việt Nam cho rằng, trong chuỗi giá trị của sản phẩm, sản xuất là khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất, do đó, đầu tư thâu tóm công ty sản xuất trong thời điểm hiện tại có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Chỉ nên bỏ tiền đầu tư tài chính hay thâu tóm doanh nghiệp?

Chỉ nên bỏ tiền đầu tư tài chính hay thâu tóm doanh nghiệp?

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Bỏ tiền đầu tư tài chính hay thâu tóm doanh nghiệp để nắm quyền điều hành luôn là một câu hỏi không dễ trả lời đối với các các doanh nghiệp khi các công ty này muốn mở rộng kinh doanh.

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023

Tiêu điểm -  9 giờ

Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  12 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều

Phát triển bền vững -  13 giờ

Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.