Diễn đàn quản trị
'Sự trường tồn của doanh nghiệp gắn với thương hiệu công ty'
Đó là khẳng định của chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông và thương hiệu Hoàng Hải Âu, Tổng giám đốc Hoàng Gia Media Group trước bài toán nên lựa chọn xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu cá nhân hay thương hiệu công ty của doanh nghiệp.

Rủi ro nếu chỉ xây dựng thương hiệu CEO
Như thông tin TheLEADER đã đăng tải trong số trước, lựa chọn xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu cá nhân hay thương hiệu công ty luôn là câu hỏi lớn đặt ra đối với không ít doanh nghiệp, nhất là khi những doanh nghiệp này đã phát triển đến một quy mô nhất định và muốn mở rộng kinh doanh.
Một trường hợp cụ thể được đặt ra tại chương trình CEO - Chìa khoá thành công số 43 của VTV1 với chủ đề "Doanh nghiệp gia đình – Thương hiệu cá nhân hay công ty" là một doanh nghiệp gia đình có thâm niên 20 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ y tế, chuyên khoa mắt đang kinh doanh phát đạt.
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bài toán đặt ra với doanh nghiệp này là tiếp tục tập trung chi phí truyền thông cho thương hiệu CEO hay chuyển hướng đầu tư cho thương hiệu công ty bởi tên tuổi CEO nay đã được nhiều người biết đến, nhưng thương hiệu của doanh nghiệp còn rất mờ nhạt.
Về vấn đề này, tại tại Chương trình Chìa khoá thành công số 44 được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (25/2) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (26/2) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, ông Thái Quốc Minh, thành viên HĐQT Ngân hàng SHB cho rằng, nếu chỉ chú trọng xây dựng thương hiệu CEO, một ngày nào đó, CEO không còn hiện diện, rủi ro đối với doanh nghiệp sẽ rất lớn.
Hơn nữa, mục tiêu của công ty là tiếp tục mở rộng kinh doanh, việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ giúp công ty phát triển hơn, thay vì khách hàng chỉ biết đến tên tuổi CEO.
Trong khi đó, nếu doanh nghiệp có chất lượng, tập trung xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mạnh thì dù không còn CEO, doanh nghiệp sẽ vẫn phát triển.
Theo vị chuyên gia này, thay vì chọn một trong hai, doanh nghiệp nên có cách dung hoà lợi ích của cả hai thương hiệu. “Tại sao phải triệt tiêu nhau trong khi tồn tại cùng nhau”?

Ông Quốc Minh đưa ra giải pháp: “Hiện tại nhân hiệu đang nổi hơn, có thể đưa thương hiệu cá nhân gắn với thương hiệu công ty. Tất cả cộng hưởng với nhau sẽ đưa đến thương hiệu lên giá trị cao hơn, trở thành một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp”.
Điều này là rất có lợi cho các thế hệ nhà đầu tư sau này. Sự tồn tại vĩnh viễn của doanh nghiệp tốt hơn nhiều so với việc việc sở hữu một tên tuổi cá nhân trong giai đoạn lịch sử nhất định, thành viên HĐQT Ngân hàng SHB nhận định.
Đồng quan điểm, chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông và thương hiệu Hoàng Hải Âu, Tổng Giám đốc Hoàng Gia Media Group cũng cho rằng, nhân hiệu gắn với một cá nhân. Doanh nghiệp sử dụng nhân hiệu về lâu dài có thể dẫn tới sự lệ thuộc vào một con người, từ đó dẫn tới hạn chế sự phát triển và thâm chí giới hạn cả thời gian tồn tại của doanh nghiệp đó.
Theo vị chuyên gia này, với các doanh nghiệp lớn, họ luôn ý thức được việc xây dựng thương hiệu cá nhân để hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, trong quá trình phát triển luôn chuyển hoá qua lại, gắn kết với nhau, càng về sau càng đẩy thương hiệu công ty lên cao và đưa thương hiệu cá nhân là một đặc tính trong đó. Đây là con con đường tốt nhất để xây dựng thương hiệu thành công.
Nếu phát triển thương hiệu công ty mạnh lên, điều này không những không mâu thuẫn về lợi ích với thương hiệu của CEO, ngược lại nó còn làm cho lợi ích của CEO được tăng thêm rất nhiều, Tổng Giám đốc Hoàng Gia Media Group nhấn mạnh.
Thương hiệu và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Phân tích thêm về tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông và thương hiệu Hoàng Hải Âu cho rằng, việc xây dựng thương hiệu được coi là quan trọng hơn việc tiếp thị, marketing bán sản phẩm.
Marketing là quá trình giới thiệu sản phẩm, bán hàng thông qua việc khách hàng biết đến sự tồn tại của sản phẩm, nảy sinh từ sự thích thú và am hiểu về sản phẩm của khách hàng
Còn xây dựng thương hiệu là “quyền lực mềm” tạo ra sự nhận biết thương hiệu dựa trên cảm xúc, thậm chí là tiềm thức về thương hiệu đó nơi khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu thậm chí phải thực hiện trước việc marketing bán sản phẩm. Nếu thương hiệu mạnh, việc tiếp thị bán hàng sẽ hiệu quả hơn và ngược lại.
Cũng theo ông Hoàng Hải Âu, hầu hết người tiêu dùng khi mua sản phẩm đều dựa trên sự tín nhiệm, tin cậy, cảm giác quen thuộc về sản phẩm, doanh nghiệp cần dựa vào yếu tố cốt lõi này để giải quyết bài toán lựa chọn chiến lược truyền thông cho thương hiệu cá nhân hay thương hiệu công ty.
Tổng Giám đốc Hoàng Gia Media Group cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thường lựa chọn việc xây dựng thương hiệu cá nhân trước để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Đây là điều cần thiết, bởi đối với doanh nghiệp mới thành lập, chất lượng sản phẩm, dịch vụ không thể ngày một ngày hai mà có được. Trong khi đó, cá nhân đại diện cho doanh nghiệp lại dễ dàng tạo ra hiệu ứng truyền thông.
Cách làm này vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí truyền thông, vừa dễ dàng hơn trong việc thực hiện. Thương hiệu cá nhân sẽ là sự bảo chứng, tăng giá trị cho sản phẩm, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã phát triển đến một mức độ nhất định, muốn mở rộng quy mô và phát triển lớn mạnh thì thương hiệu doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định đến tính bền vững và sự phát triển trường tồn của doanh nghiệp.
Thương hiệu doanh nghiệp là sự bao trùm các yếu tố từ nhân sự, văn hoá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Xây dựng thương hiệu công ty mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và ngày càng gia tăng giá trị cũng như phát triển bền vững, ông Âu cho hay.
Theo ông Thái Quốc Minh, tuỳ theo đặc thù kinh doanh và giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty có thể lựa chọn xây dựng thương hiệu cá nhân hay công ty.
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, nên đặt thương hiệu công ty lên hàng đầu nhằm đảm bảo mục đích cuối cùng là mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và sự gia tăng giá trị cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, dù doanh nghiệp xây thương hiệu cá nhân hay công ty vẫn phải là cung cấp sản phẩm có chất lượng tốt cho khách hàng. Đây mới là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hướng đến.
Doanh nghiệp gia đình: Lựa chọn thương hiệu cá nhân hay công ty?
Xây dựng chiến lược công ty: Thuê tư vấn có đảm bảo thành công?
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp là cần thiết, song không phải doanh nghiệp nào sau khi thuê tư vấn cũng có thể thành công.
Chiến lược công ty, nên tự xây hay thuê tư vấn?
Tự xây dựng chiến lược phát triển hay thuê chuyên gia tư vấn luôn là bài toán khó không chỉ đối với các doanh nghiệp mới thành lập mà còn là của cả các công ty đang muốn tái cơ cấu hay mở rộng sản xuất kinh doanh.
'Phương thức marketing truyền thống đã chết'
Phương pháp làm thương hiệu tốt nhất là làm thế nào sản phẩm của doanh nghiệp có mặt trong các cuộc đối thoại của những nguời bạn và họ nói với nhau về sản phẩm đó, khi người tiêu dùng không còn nói về thương hiệu đó có nghĩa là nó đã chết.
Bài học đắt giá cho Vietjet từ chuyến bay đón U23 Việt Nam
Dư luận và cộng đồng mạng vẫn đang tiếp tục thể hiện sự phản đối mạnh mẽ đối với hãng hàng không Vietjet do sự cố người mẫu mặc bikini đón tiếp các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam trên chuyến bay từ Thường Châu (Trung Quốc) về Việt Nam sau khi kết thúc giải vô địch U23 châu Á 2018.
Vượt bão thuế quan: Số hóa để tận dụng chính sách và tăng sức đề kháng
Sự kiện “Chuyển mình trong Trade Storm” gợi mở lộ trình số hóa doanh nghiệp sản xuất, tận dụng chính sách R&D và tín dụng xanh.
Hiểu lầm lớn: 'Lãnh đạo giỏi truyền động lực cho nhân viên mỗi ngày'
Người lãnh đạo giỏi không phải là người liên tục cổ vũ mà là người tạo ra môi trường và điều kiện để nhân viên tự động khơi dậy động lực của chính họ.
AI không cướp ghế, nhưng thay đổi cách lãnh đạo cầm quyền
Trong kỷ nguyên số, nơi dữ liệu trở thành tài sản, AI không thay thế người lãnh đạo nhưng chắc chắn đang thay đổi cách vận hành và tư duy quản trị.
Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu
Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp sẽ tạo nên ranh giới rõ ràng giữa một thương hiệu có nền tảng và một nhà buôn đổi nhãn.
Cách phân quyền thực chất của Bộ Nông nghiệp và môi trường
Việc phân quyền mới của Bộ Nông nghiệp và môi trường không chỉ là phân bổ trách nhiệm mà còn đặt nền móng cho một tư duy quản lý mới – linh hoạt, hiệu quả nhưng không buông lỏng kiểm soát.
TCBS công bố phương án IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.
Từ cầm đồ tới cho vay ngang hàng: Cách F88, Tima, Fundiin nới 'chiếc áo' cho vay tiêu dùng đã chật
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Giá vàng hôm nay 26/6: Kẹt giữa USD yếu và địa chính trị hạ nhiệt
Giá vàng hôm nay 26/6 tăng 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC. Trong khi thị trường quốc tế mắc kẹt giữa USD yếu và địa chính trị hạ nhiệt.
Techcombank bắt tay FPT mang đến giải pháp tài chính toàn diện
Techcombank và FPT hợp tác triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng dành cho hàng nghìn đại lý, được vận hành trên nền tảng hệ sinh thái tài chính số TradeFlat.
Sóng bất động sản nghỉ dưỡng mới: Làn gió hồi sinh hay tiếp tục đánh cược?
Sự trở lại của các ông lớn không chỉ tái kích hoạt dòng vốn đầu tư, mà còn mở ra kỳ vọng vào chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Song liệu thị trường đã phục hồi thực sự, khi lực mua vẫn yếu và bài toán thanh khoản còn nhiều ẩn số cần trả lời?
Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục, đẩy mạnh mở rộng đội bay
Vietnam Airlines tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc, chuyển đổi số và phát triển bền vững nhằm giữ vững vai trò hãng hàng không quốc gia hàng đầu.