Leader talk
Chuyện quản lý thuế khoán hiện nay ở Việt Nam
Sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và vững chắc cần phải đi đôi với sự phát triển của công tác quản lý thuế một cách khoa học và minh bạch, công bằng ở thị trường nội địa Việt Nam.
Báo Thanh Niên ngày 29/5 đăng bài về thất thoát thuế khoán, câu chuyện một cửa hàng vàng ở Cà Mau bán 1 ngay 1.000 lượng vàng, doanh thu 10.000 tỷ đồng/năm tuy nhiên chỉ đóng thuế khoán 10 triệu đồng/tháng cho thuế địa phương.
Nghe xong câu chuyện này, chắc các nhà quản lý tài chính, kế toán giỏi nhất cũng không thể tưởng tượng ra những con số kể trên nhưng đó là sự thực đang diễn ra, cũng không phải là cá biệt trong cách quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh được coi là “nhỏ”.
Trong thực tế, chỉ bằng mắt thường, nhìn sự hoạt động nhộn nhịp của các cửa hàng kinh doanh ăn uống dịch vụ, người dân cũng có thể thấy quy mô họ hoạt động như thế nào.
Ấy thế mà họ vẫn níu kéo không chịu lên doanh nghiệp với nhiều lý do mang tính ngụy biện như thêm biên chế kế toán, tăng sổ sách ghi chép, tốn chi phí...
Đó là những lý do để che đậy những doanh số rất lớn của họ mà những con số này do các hội đồng phường, quận xem xét duyệt đi để tính thuế khoán.
Điều trớ trêu là những hội đồng đó lại ấn định có lẽ theo cảm tính nắm bắt được, chứ không có sổ sách kế toán minh chứng làm cơ sở cho việc tính thuế hàng tháng của các doanh nghiệp đó.
Thậm chí có những trường hợp cán bộ thuế còn gợi ý để doanh nghiệp báo cáo làm sao có lợi cho cá nhân, doanh nghiệp hộ kinh doanh thuế khoán mà thực chất là dẫn tới thất thu lớn thuế đối với nhà nước.
Một điều cần nói thêm là những doanh thu, số thuế nộp của từng hộ, từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này đều không được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi để giám sát.
Điều này chỉ có tỉnh Quảng Ninh đã làm được việc công khai đó. Tiếc rằng, gương điển hình cho thu ngân sách nhà nước ở các hộ thuế khoán chưa được nhân rộng thêm một tỉnh thành nào khác.
Chính những điều mập mờ, không có cơ sở xem xét trên đã dẫn tới sự tự tung, tự tác của cán bộ thuế chuyên quản ở các địa phương hiện nay, không phải là cá biệt.
Cách đây 1 - 2 năm, chính báo Thanh Niên đã có 2 bài liên tiếp về các “mỏ thuế” lộ thiên đã rõ mồn một nhưng ít được khai thác, không muốn khai thác do các phóng viên điều tra. Đây đúng là “con voi chui lọt lỗ kim” trong cách quản lý của ngành thuế hiện nay.
Hệ quả của những việc làm trên do công tác quản lý còn lỏng lẻo, yếu kém, thậm chí tiêu cực, làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách ở các địa phương và trung ương, trong lúc nhà nước chúng ta đang kêu gọi cần tăng các nguồn thu hợp lý để đầu tư ngân sách vào những việc rất cần thiết cho quốc tế dân sinh.
Cũng cần phải nói thêm nguyên nhân sâu xa của việc này là do chính sách thuế hiện nay của Việt Nam áp dụng 2 loại thuế: thuế khoán cho các hộ cá thể và thuế VAT cho các doanh nghiệp.
Tôi nhớ lại thời kì bao cấp trong ngành thương mại Hà nội, cán bộ chuyên quản thuế sát sao lắm, bóc tách rõ ràng.
Từng mớ rau mùi của cửa hàng Thủy Tạ hay hộp tăm của Công ty Bách hóa bán lẻ thành phố đều phải có thẻ quầy và hóa đơn chứng từ hợp lệ.
Ngoài ra còn có sự giám sát chặt chẽ của kế toán, sau này của cả kiểm toán nội bộ, thanh tra đơn vị, công đoàn... nhìn chung khó mà chạy đi đâu được một đồng thuế của ngân sách.
Nêu lên những câu chuyện lịch sử thu ngân sách của Hà Nội đối với ngành thương mại cách đây 20 - 30 năm cho ta thấy, có sự khác nhau trong cung cách quản lý trước đây chặt chẽ bao nhiêu thì bây giờ lại có những chuyện buông lỏng không thể tưởng tượng được.
Quản lý thuế ngày nay với phương châm minh bạch công khai khoa học và bằng các phương thức hiện đại thì không thể tồn tại phương thức thuế khoán cho những hộ kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ mà có doanh số lớn.
Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật để thay đổi cách quản lý thuế.
Doanh thu quy mô hoạt động như thế nào thì cán bộ thuế chuyên quản, chính quyền phường quận đều biết cả. Chắc chắn họ phải áp dụng phương pháp hạch toán kế toán cho rõ ràng đầy đủ theo chế độ, xuất hóa đơn VAT cho khách 100%, từ đó doanh thu thực, số thuế thực sẽ nổi lên.
Chúng ta làm việc này vì ngân sách, vì các doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiêm túc và nộp thuế đầy đủ, tạo sự công bằng trong xã hội và trong kinh doanh.
Điều cần lưu ý thêm là hiện nay ngành thuế đang thí điểm việc sử dụng hóa đơn điện tử, kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế địa phương thường xuyên. Đó là một điều cần phải làm và phải làm nhanh hơn nữa.
Sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và vững chắc cần phải đi đôi với sự phát triển của công tác quản lý thuế một cách khoa học và minh bạch, công bằng ở thị trường nội địa Việt Nam.
Nên kết hợp một số biện pháp hỗ trợ cho ngành thuế như sử dụng hóa đơn sổ xố bán hàng dịch vụ cho tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam như các nước tiên tiến đã tiến hành cách đây vài chục năm, đem lại hiệu quả tăng nguồn thu cho ngân sách rất tích cực.
Cần lưu ý thêm, ngoài phương thức quản lý tiên tiến và tích cực, phải chú ý đến yếu tố con người thực thi nhiệm vụ thuế ở các địa phương và cơ sở, chú ý chăm lo đến đời sống vật chất của họ và gia đình, không bị dính vào những “viên đạn bọc đường” trong quá trình làm nhiệm vụ.
Khen thưởng những tổ chức, cá nhân trong ngành thuế làm ăn tích cực, có trách nhiệm và liêm khiết, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỉ luật thuế của công chức ngành.
Làm được những vấn đề trên, chắc chắn rằng công tác thu thuế ở thị trường nội địa Việt Nam sẽ tăng thêm, ngân sách đỡ thất thu lớn, khuyến khích được những doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường trong lĩnh vực nộp thuế.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế, nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tăng thuế VAT - VÌ AI THẾ?
World Bank: Cần xác định yếu tố chính trị khi thực hiện thuế tài sản
Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định chính sách thuế cuối cùng phải hướng tới việc hợp lý với chính trị và có tính khả thi.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói gì về đề xuất đánh thuế nhà ở, ô tô?
Bộ Tài chính lắng nghe và tiếp thu ý kiến tham gia đóng góp cho dự án Luật thuế Tài sản.
TS. Lê Đăng Doanh: Việc chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI sẽ ngày càng phức tạp
Trong thời gian tới, việc Việt Nam không thu được thuế của các doanh nghiệp FDI do chuyển giá sẽ nghiêm trong hơn rất nhiều, nếu chúng ta không có giải pháp quản lý kịp thời, TS. Lê Đăng Doanh nhận định.
TS. Nguyễn Đức Thành: Không một xã hội nào phát triển được nếu 'sưu cao thuế nặng'
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, tăng thuế không phải giải pháp bền vững, bởi không một xã hội nào có thể phát triển được trong bối cảnh “sưu cao thuế nặng” mà nó sẽ từ từ thu nhỏ lại.
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?