Đầu tư

Có "chất" mới trong con số kỷ lục 33 tỷ USD thu hút FDI 11 tháng?

Nguyễn Lê Thứ hai, 11/12/2017 - 06:10

Trong năm 2016-2017, có đến 5 - 6 trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) được mở tại Việt Nam bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Tính chung 11 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 33,09 tỷ USD.

Năm 2017 đánh dấu một mốc rất ý nghĩa - 30 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo thống kê, khu vực FDI đã đóng góp trên 50% giá trị công nghiệp chế tác và trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung 11 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt 33,09 tỷ USD, tăng 82,8% so với cùng kỳ 2016.

Trao đổi với TheLEADER, Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định: “Tôi không quan tâm lắm đến con số 'kỷ lục' 33 tỷ USD mà tôi quan tâm đến con số 16 tỷ USD vốn giải ngân cho đến tháng 11 và dự kiến đạt khoảng 17,5-18 tỷ USD trong cả năm, tăng 12-15% so với năm ngoái. Đây là một tín hiệu đáng mừng”.

“Tuy nhiên, con số này cũng không quan trọng bằng chất lượng đầu tư nước ngoài”, ông khẳng định.

Trong năm 2016-2017, có đến 5-6 trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) được mở tại Việt Nam bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, Samsung đã tiến hành dự án xây dựng Trung tâm R&D tại quận Hoàng Mai, Hà Nội vào năm 2016 với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.

Mới đây, vào ngày 24/11, Samsung cũng đã khai trương Trung tâm R&D và Trung tâm trải nghiệm giải pháp doanh nghiệp Samsung tại Tổ hợp Samsung CE Complex (SEHC) ở khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) với quy mô 400 nhân sự và dự kiến đến giai đoạn ổn định (2020), tổng nhân lực của trung tâm R&D sẽ đạt khoảng 500 người, chủ yếu là người Việt Nam.

Theo ông Mại, những động thái này khẳng định hai điều.

Đằng sau con số kỷ lục 33 tỷ USD thu hút đầu tư nước ngoài 11 tháng
Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Thứ nhất, các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao trí tuệ của người Việt Nam, kể cả công nhân cho đến nhà quản lý, đặc biệt là các kỹ sư trẻ. Samsung cho rằng lực lượng lao động Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của một doanh nghiệp hàng đầu thế giới. 

“Họ cho rằng lợi thế lớn nhất hiện nay của chúng ta chính là năng lực trí tuệ”, ông Mại cho biết.

“Tuy nhiên, muốn có một đội ngũ nhân lực chất lượng, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thì công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải được chú trọng”, ông khẳng định. “Vì vậy, nếu chúng ta cải cách được hệ thống giáo dục đào tạo, theo đúng chủ trương của Quốc hội, thì Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng và bắt kịp kỷ nguyên công nghệ 4.0, từ đó, thu hút thêm nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam”.

Thứ hai, các doanh nghiệp nước ngoài đã đánh giá cao tiến trình chuẩn bị và phát triển công nghệ kỹ thuật của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ 4.0 đang len lỏi đến từng ngóc ngách.

Số doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi, từ 1.800 năm 2016 lên hơn 3.000 vào năm 2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Việt Nam không được lỡ tàu 4.0”. "Cách mạng công nghệ 4.0 là cơ hội để thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc. Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này là yếu tố then chốt, quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", ông phát biểu tại hội thảo SMART INDUSTRY WORLD 2017.

Bên cạnh đó, việc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP-11), với tên mới là “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được các nước thành viên coi trọng và đồng thuận cùng với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương khác của Việt Nam, ông Mại bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ ngày càng thu hút được nhiều vốn FDI.

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều 'hòn đá tảng' với các nhà đầu tư nước ngoài. 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: "Những thách thức của môi trường kinh doanh Việt Nam bao gồm vấn đề khung pháp lý và các điều kiện kinh doanh còn chưa nhất quán, thiếu tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, chi phí hoạt động kinh doanh cao và nhất là khâu thực thi kém”.

Năm 2018, theo bà Lan, sẽ là một năm quan trọng và quyết liệt đối với chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục thực hiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Vấn đề khung pháp lý và các điều kiện kinh doanh chưa đồng bộ cũng là 'hòn đá tảng', cản trở các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.

Rủi ro thay đổi chính sách thu hút FDI vào Việt Nam

Rủi ro thay đổi chính sách thu hút FDI vào Việt Nam

Đầu tư -  6 năm

Trải qua 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn bởi chi phí nhân lực rẻ và môi trường chính trị ổn định nhưng vẫn có tồn tại những rủi ro đầu tư.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  18 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  20 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".