Doanh nghiệp
Cổ đông bị chiếm dụng cổ tức hơn 10 năm
Mỗi khi doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức, giá cổ phiếu sẽ bị giảm tương ứng, tức là tài sản của nhà đầu tư đã bị giảm sẵn, và sẽ được “bù” lại khi tiền cổ tức về tài khoản. Mọi chuyện sẽ không có vấn đề gì nếu tiền cổ tức không mất tới 3 năm, 8 năm hay thậm chí là 12 năm vẫn không về tài khoản.
Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) vừa có nghị quyết thay đổi thời gian chi trả cổ tức. Theo đó, cổ tức năm 2016 và 2017 sẽ chuyển đến cuối năm 2024 với tổng số tiền khoảng 213 tỷ đồng. Đây lần lượt là lần thứ 9 Sudico thông báo hoãn cổ tức của năm 2016 và lần thứ 5 hoãn cổ tức năm 2017 cho cổ đông.
Vào giữa năm 2019 và đầu tháng 12/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có công văn nhắc nhở Sudico nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ chi trả cổ tức cho cổ đông theo đúng quy định hiện hành và đề nghị doanh nghiệp giải trình về nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, bất chấp việc bị nhắc nhở, đến nay Sudico vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ cổ tức.
Sudico không phải cái tên duy nhất “khất” trả nợ cổ tức cho nhà đầu tư. Trước đó, Công ty Lilama 45.4 thông báo thay đổi ngày trả cổ tức tới lần thứ 8. Đợt thanh toán cổ tức năm 2012, 2013 bằng tiền được dời từ cuối năm 2022 sang cuối năm 2023.
Giải trình của Lilama 45.4 cho biết, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, nợ tồn đọng tiền lương người lao động, các khoản phải nộp ngân sách (thuế, bảo hiểm…) với số tiền lớn. Công ty sẽ sắp xếp nguồn vốn và ưu tiên trả các khoản nợ người lao động, ngân sách, do đó chưa thu xếp được nguồn tiền để thanh toán cổ tức.
Công ty Sông Đà 4 (SD4) mới đây thông báo hoãn thời gian chi trả cổ tức bằng tiền năm 2016 đến ngày 28/6/2024. Theo kế hoạch lần đầu, công ty sẽ chi trả vào ngày 26/2/2018 với tỷ lệ 15%.
Trước đó ngày 28/6/2022, Sông Đà 4 thông báo lùi lịch trả cổ tức 2016 sang ngày 30/6/2023. Tuy nhiên do công tác thu hồi công nợ từ các chủ đầu tư chưa đạt kết quả nên chưa thể cân đối được tài chính.
Với thông báo này, SD4 đã có 12 lần gia hạn trả cổ tức năm 2016 chỉ trong 5 năm trở lại đây. Nhà đầu tư càng khó khăn hơn khi trên thị trường chứng khoán, 10,3 triệu cổ phiếu SD4 đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hủy niêm yết ngày 14/6 vừa qua do do báo cáo tài chính kiểm toán của công ty có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán trong 3 năm liên tiếp (2020, 2021 và 2022). Hiện tại, cổ phiếu này đã được chuyển xuống giao dịch trên sàn UPCom..
Công ty Đầu tư Hải Phát cũng đã chậm chi trả cổ tức cho nhà đầu tư hơn 2 năm nay. Với hơn 304 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Hải Phát phải chi khoảng 152 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2021. Tuy nhiên, công ty chưa cân đối, bố trí được dòng tiền để thực hiện chi trả cổ tức, không đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn sau khi trả cổ tức cho cổ đông.
Ban lãnh đạo Hải Phát lý giải, do nửa cuối năm 2022 là thời điểm khó khăn đối với doanh nghiệp bất động sản do thị trường bất động sản suy thoái, mất thanh khoản, việc tiếp cận các nguồn vốn từ tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu không thực hiện được. Làn sóng bán giải chấp cổ phiếu bất động sản cầm cố cho các khoản vay margin của các công ty chứng khoán liên tục diễn ra để thu hồi nợ trước hạn.
Bên cạnh đó, do tác động của ngoại cảnh, từ tháng 10/2022 đến hiện tại, áp lực trả nợ các khoản vay, trái phiếu đến hạn lớn. Dòng tiền đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của công ty âm.
Việc các công ty không chịu trả cổ tức gây thiệt hại lớn cho các cổ đông. Mỗi khi doanh nghiệp chia cổ tức, giá cổ phiếu sẽ bị giảm tương ứng, tức là tài sản của nhà đầu tư đã bị giảm sẵn, và sẽ được “bù” lại khi tiền cổ tức về tài khoản.
Mọi chuyện sẽ không có vấn đề gì nếu tiền cổ tức không mất tới 3 năm, 8 năm hay thậm chí là 12 năm vẫn không về tài khoản.
Mâu thuẫn hơn khi theo quy định thì công ty chỉ có thể trả cổ tức sau khi xác định có lợi nhuận được kiểm toán. Nghĩa là công ty phải có lợi nhuận, được phân phối đầy đủ sang các quỹ sau đó mới có thể trích một phần ra để trả cổ tức.
Việc công ty viện lý do khó khăn không có tiền trả cổ tức sau khi đã chốt quyền trả cổ tức khó có thể thuyết phục nhà đầu tư, cho thấy công ty nhiều khả năng đã sử dụng tiền không đúng với kế hoạch.
Như trường hợp của Sudico, từ năm 2017 đến nay có 2 lần phần lợi nhuận dùng để trả cổ tức được rút khỏi vốn chủ sở hữu của công ty nhưng không trả cho nhà đầu tư. Trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, Sudico ghi nhận, cổ tức bằng tiền phải trả còn lại lần lượt là 99 tỷ đồng cổ tức 2016 và 114 tỷ đồng cổ tức năm 2017. Đây có thể xem là một “khoản nợ” không chịu lãi của Sudico với các cổ đông.
Thậm chí giữa năm ngoái, Đại hội cổ đông Sudico còn thông qua việc thay đổi hình thức chi trả cổ tức các năm 2018, 2019, 2020 với tổng số tiền là gần 262 tỷ đồng từ hình thức trả tiền sang trả bằng cổ phiếu. Nhờ đó, Sudico còn hoàn nhập số cổ tức này về lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Mặt khác, những doanh nghiệp như Sudico, Sông Đà 4 hay Hải Phát chậm trả cổ tức còn tạo ra sự bất công cho chính các cổ đông. Các cổ đông mua cổ phiếu sau thời điểm công ty trả cổ tức sẽ được lợi nhiều hơn so với cổ đông được trả cổ tức mà không được nhận, vì thị giá mua thấp hơn. Việc công ty không trả cổ tức như thông báo giống như lấy một phần tài sản của cổ đông trước để chia cho các cổ đông đến sau.
Dù còn nhiều bất cập, song vẫn chưa có quy định cụ thể để xử lý các trường hợp trên. Các doanh nghiệp chậm trả cổ tức cả chục năm vẫn chỉ bị cơ quan quản lý nhắc nhở, cảnh báo.
Cổ đông thế chấp cảng Nam Hải Đình Vũ tại BaoViet Bank
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.