Phát triển bền vững
Cơ hội cho điện mặt trời từ bất động sản
Điện năng lượng mặt trời đang là năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất hiện nay và bất động sản đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng đó.
Năng lượng mặt trời đang rẻ hơn bao giờ hết
Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản được sử dụng trên trái đất. Việc thu giữ năng lượng mặt trời rẻ và hiệu quả hơn nhiều so với các nguồn năng lượng khác.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, năng lượng tái tạo sẽ vượt qua cả than đá trở thành nguồn sản xuất điện lớn nhất vào năm 2025, cung cấp một phần ba lượng điện của thế giới. IEA còn dự đoán rằng năng lượng mặt trời sẽ bộc phát mức tăng trưởng mạnh nhất trong hai thập kỷ tới.
Theo Thomas McMillan, Trưởng bộ phận Tư vấn năng lượng tại Savills: “Mỗi ngày chúng ta nhận đủ năng lượng từ mặt trời để cung cấp năng lượng cho hành tinh trong 27 năm. Năng lượng mặt trời có khả năng giảm lượng khí thải carbon toàn cầu lên tới 25% vào năm 2050 và đó là một công nghệ hoạt động ngày nay".
Quang năng đang rẻ hơn bao giờ hết, nhờ chi phí giảm dần và hiệu suất được cải thiện của các tấm pin mặt trời - từ năm 2015 đến năm 2019, chi phí của các mô-đun năng lượng mặt trời đã giảm 41,2% trên toàn cầu. IEA cho biết năng lượng mặt trời là loại điện rẻ nhất trong lịch sử ở một số thị trường.
Tại Việt Nam, việc triển khai các dự án điện mặt trời cũng gặp nhiều vấn đề với cơ sở hạ tầng điện hiện hữu. Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc, Savills Việt Nam nhận định, Việt Nam hiện có công suất lắp đặt điện mặt trời cao nhất Đông Nam Á, tạo ra 16.500MW vào cuối năm 2020.
Tuy nhiên, hầu hết các dự án điện mặt trời đều có quy mô nhỏ, các nhà đầu tư chưa chú trọng vào các dự án điện mặt trời do các chính sách liên quan đến phát triển nguồn năng lượng này chưa ổn định.
Báo cáo của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) cho biết, thực trạng điện mặt trời chiếm 25% tổng công suất, sản xuất khối lượng lớn vào ban ngày và không sản xuất vào buổi tối, điều này gây khó khăn trong vận hành lưới điện quốc gia.
Ngoài ra, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã rót hàng tỷ USD vào phát triển các trang trại điện gió ngoài khơi ở một số tỉnh ven biển tiềm năng như Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu. Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 10,7% điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo, chủ yếu thông qua các dự án năng lượng mặt trời và điện gió.
Các nhà đầu tư vào sản xuất năng lượng mặt trời phải đối mặt với chi phí trả trước cho hệ thống và lắp đặt, song quá trình bảo trì thì lại đơn giản và tương đối rẻ. Đơn cử như việc một tấm pin năng lương bị hỏng có thể dễ dàng thay thế và không làm hỏng toàn bộ hệ thống.
Cơ hội cho điện mặt trời mái nhà
Yếu tố này cũng là lý do khiến ông McMillan cho rằng, năng lượng mặt trời có sự phù hợp hoàn hảo với các dự án bất động sản. Nó có thể được lắp đặt trên mái nhà hoặc một tán cây, trên một bãi đậu xe. Điện mặt trời cho phép chủ sở hữu tài sản tự tạo ra điện của họ.
Ông McMillan dẫn chứng, các tấm pin mặt trời đã được lắp đặt trên nhiều tòa nhà như tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, Nhà Trắng ở Washington, DC và cao ốc văn phòng "Án Nhật Nguyệt' ở Đức Châu, Trung Quốc - một trung tâm hội nghị và triển lãm với 5.000m2 pin mặt trời trên mái.
Bên cạnh đó, năng lượng mặt trời cũng có thể lắp đặt ở cả mặt tiền của ngôi nhà nhà. Gần đây tập đoàn Hàn Quốc Hanwha đã tu sửa lại tòa tháp hội sở của họ ở Seoul với mặt tiền bao gồm các tấm pin mặt trời hướng lên trên. Các tấm này giúp che nắng cho các cửa sổ bên dưới, giảm sự tăng nhiệt.
Ngoài ra, các tấm pin mặt trời cũng đã được chứng minh được sự phù hợp đối với các công ty bất động sản hậu cần. ESR, chuyên gia hậu cần châu Á - Thái Bình Dương đã lắp đặt các tấm pin mặt trời trên gần hai triệu m2 kho bãi toàn khu vực, theo báo cáo thường niên năm 2019 và phát ra 95.000 GJ trong năm, đủ để cung cấp năng lượng cho 2.500 ngôi nhà.
Các chủ sở hữu bất động sản thương mại lắp đặt năng lượng mặt trời có thể được hưởng lợi từ chi phí điện năng thấp hơn. Hiệp hội Công nghiệp năng lượng mặt trời ước tính một tòa nhà văn phòng trung bình của Hoa Kỳ có thể tiết kiệm 20-40% hóa đơn năng lượng hàng năm từ việc lắp đặt các tấm pin mặt trời.
Việc sử dụng năng lượng tái tạo có thể đóng góp vào các mục tiêu ESG của công ty hoặc đáp ứng các yêu cầu của luật xanh. Chủ sở hữu tài sản cũng có thể bán lại điện năng dư thừa cho lưới điện. Ví dụ: chương trình Đảm bảo Xuất khẩu Thông minh của Vương quốc Anh cho phép bán lượng điện tái tạo dư thừa cho các công ty năng lượng với giá 2-5,6p/kWh.
Hàng triệu ngôi nhà trong khu dân cư mang lại cơ hội đáng kể cho việc sử dụng năng lượng mặt trời. Đối với các chủ sở hữu nhà ở, những trở ngại chính đó là chi phí trang bị và sự xuất hiện thêm của các tấm pin năng lượng. Tuy nhiên, các nhà phát triển đang lắp các tấm pin mặt trời trên nhiều ngôi nhà mới ở châu Âu và các tấm tích hợp trên mái nhà ít gây khó chịu hơn.
Savills dự báo, năm 2050, điều tuyệt vời cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời là sẽ lắp đặt các tấm pin năng lượng trên mọi mái nhà.
Toan tính của 'ông lớn' pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Ấn Độ điều tra pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ Công thương vừa đưa ra các khuyến nghị đối với doanh nghiệp trước việc Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Toan tính của 'ông lớn' pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Là nhà sản xuất tấm pin mặt trời hàng đầu thế giới, JinkoSolar đang cho thấy sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay cùng những kế hoạch mở rộng trong tương lai.
Năng lượng mặt trời và dấu ấn tiên phong
Phát triển năng lượng sạch không chỉ là theo xu hướng chung của thế giới mà còn là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng của Việt Nam, Tập đoàn Thành Thành Công chính là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này
Ngày Quốc khánh, đến thăm ấp biên giới 100% năng lượng mặt trời
Không còn là câu chuyện “nằm trên giấy”, năng lượng tái tạo đã trở thành hiện tại và tương lai của người dân tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?