Phát triển bền vững
Ngày Quốc khánh, đến thăm ấp biên giới 100% năng lượng mặt trời
Không còn là câu chuyện “nằm trên giấy”, năng lượng tái tạo đã trở thành hiện tại và tương lai của người dân tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang.
Được biết đến với địa thế núi hùng vĩ cùng những ngôi chùa linh thiêng, vùng đất biên giới Tịnh Biên vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là những người dân sống trên địa bàn ấp Vồ Bà và Tà Lọt.
Với bà con tại đây, điện lưới quốc gia vẫn là một điều xa xỉ. Những đường dây điện nối chuyền từ nhà này sang nhà khác bỗng biến thành mối nguy hiểm mỗi mùa mưa bão. Ánh đèn dầu le lói dần trở nên quen thuộc với trẻ nhỏ khi học bài và không còn xa lạ hình ảnh cập nhật tin tức qua chiếc đài nhỏ.
Người dân tại đây không có điện để sinh hoạt mà chủ yếu sử dụng bình ác quy cho một số nhu cầu cơ bản như thắp sáng, bán hàng. Chưa hết, họ còn phải vất vả mang chiếc bình đó xuống núi để sạc.
Thế nhưng ánh sáng của đèn điện, âm thanh của tivi, mùi thơm của cơm từ nồi cơm điện đã ấm nồng lên khi Trung tâm phát triển sáng tạo xanh Green ID phát triển dự án năng lượng xanh tại hai ấp này.
Bà Nguyễn Thị Diệu Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã An Hảo, huyện Tịch Biên cho biết trên thực tế, đã có sự tiếp cận và sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời nhưng chỉ có số nhỏ các hộ khá giả. Hiện tại, 100% số hộ dân tại ấp Vồ Bà, Tà Lọt đều được tiếp cận tới hình thức năng lượng này.
Theo thông tin được chia sẻ từ anh Trung Tín, cán bộ dự án của Green ID tại đây, dự án “Tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thông qua ứng dụng các giải pháp năng lượng xanh và bền vững” tại An Giang được triển khai từ đầu năm 2016 đến hết năm nay. Mục tiêu chính của dự án là giúp người dân nghèo chưa có điện lưới được sử dụng nguồn năng lượng tái tạo với chi phí thấp, góp phần giảm nghèo bền vững.
“Dự án hỗ trợ cộng đồng tiếp cận với các giải pháp năng lượng tái tạo thông qua hỗ trợ một phần tài chính bằng cơ chế cho vay trả chậm và hỗ trợ trực tiếp 30% tổng kinh phí cho mô hình pin năng lượng mặt trời cấp hộ. Phần còn lại cộng đồng trả dần trong 10 tháng”, anh Tín cho biết.
Nhìn lại những khó khăn trong quá trình triển khai dự án, anh Tín bồi hồi: “Tài chính còn hạn chế, nguồn kinh lực của dự án giới hạn nên không thể đáp ứng tất cả nhu cầu ứng dụng mô hình của bà con địa phương”.
Bên cạnh đó, có được sự ủng hộ của bà con và chính quyền địa phương thời gian đầu triển khai cũng gặp nhiều trở ngại bởi dự án là lĩnh vực mới nên người dân còn e dè, chưa sẵn sàng ứng dụng các kiến thức, mô hình mới.
“Công tác truyền thông về dự án cũng gặp không ít khó khăn khi tại đây đồng bào dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ lớn, hơn nữa lại là khu vực chưa có điện lưới nên việc tiếp cận thông tin bị hạn chế”, anh Tín chia sẻ.
Thế nhưng nỗ lực từ những người làm dự án đã giúp chính quyền và người dân địa phương “mở lòng”, dần dần thay đổi được cách nhìn của cộng đồng theo hướng tích cự hơn và cộng đồng không những chủ động ứng dụng các mô hình mà còn lan tỏa đến các khu vực khác.
Bà Hiền cho biết trước khi có dự án, người dân chỉ sử dụng ắc quy để có ánh sáng trong nhà nhưng đến nay, khi có cơ hội tiếp cận và lắp đặt nhiều hơn, “người dân có thể kết nối được tivi, con em có đèn học và có thể sử dụng nồi cơm điện”.
Niềm vui hiện rõ trên từng khuôn mặt, tiếng nói tiếng cười của trẻ nhỏ hòa lẫn cùng tiếng nhạc, tiếng tivi vang vọng khắp mảnh đất biên giới.
Hơn 36.000 tỷ đồng cấp điện cho 100% hộ dân vào năm 2020
100.000 USD hỗ trợ sáng kiến sàn giao dịch vật liệu Việt Nam
Dự án Sàn giao dịch Vật tư sản xuất của Việt Nam là một trong số 11 dự án khởi nghiệp xuất sắc nhất giành được tài trợ từ Sáng Kiến Diễn Đàn Hợp Tác Cấp Cao Vì Mục Tiêu Xanh Toàn Cầu 2030 (P4G) trong số 450 đơn ứng cử đến từ 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Chính phủ phân bổ 61 tỷ đồng cho chương trình chống biến đổi khí hậu
Mục tiêu của chương trình nhằm tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế carbon thấp
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.