Cơ hội 10 triệu việc làm từ năng lượng tái tạo
Các dự án năng lượng tái tạo tại khoảng 50 quốc gia mang lại cơ hội đầu tư lên tới 2.000 tỷ USD và tạo ra việc làm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Dịch chuyển theo hướng 'xanh hóa' tại châu Âu sẽ tạo thêm cơ hội cho Việt Nam trong hành trình đi tới nền kinh tế xanh, hiện thực hóa cam kết không phát thải vào năm 2050.
Tham vọng dẫn đầu
Được phê duyệt vào năm 2020, thỏa thuận xanh của Liên minh châu Âu là một bộ chính sách tái thiết lập cam kết của Ủy ban châu Âu trong việc giải quyết các thách thức liên quan đến khí hậu và môi trường.
Đây là một chiến lược tăng trưởng mới, nhằm mục đích đưa châu Âu thành một xã hội công bằng và thịnh vượng, với nền kinh tế hiện đại, khai thác và sử dụng tài nguyên hiệu quả và cạnh tranh.
Thỏa thuận xanh này cũng hướng tới mục tiêu châu Âu không phát thải ròng khí nhà kính vào năm 2050, và là nơi tăng trưởng kinh tế mà không phụ thuộc vào việc sử dụng tài nguyên.
Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng nhằm mục đích bảo vệ, bảo tồn và nâng cao nguồn vốn tự nhiên của khu vực, đồng thời bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của công dân khỏi những rủi ro và tác động liên quan đến môi trường.
Đơn cử, châu Âu sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp theo hướng kinh tế xanh, sạch và tuần hoàn. Điều này xuất phát từ thực tế lượng nguyên liệu khai thác toàn cầu hàng năm đã tăng gấp ba lần trong giai đoạn 1970 – 2017, và tiếp tục tăng, gây ra rủi ro lớn trên toàn cầu.
Việt Nam trong cuộc chơi chung
Trong một loạt biện pháp trên nhiều lĩnh vực của thỏa thuận xanh, hai điểm nổi bật là việc sửa đổi chỉ thị đánh thuế năng lượng – chuyển ưu đãi thuế khỏi nhiên liệu hóa thạch, hướng tới công nghệ sạch, và cơ chế điều chỉnh về carbon xuyên biên giới với các sản phẩm nhập khẩu.
Bên cạnh đó, châu Âu cũng đặt ra mục tiêu cắt giảm ít nhất 55% lượng phát thải vào năm 2030, và đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Những mục tiêu và điều chỉnh chính sách trên có nghĩa rằng tất cả doanh nghiệp của châu Âu phải đảm bảo các yêu cầu này, dù hoạt động ở bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa rằng Việt Nam – một trong những thị trường xuất khẩu nhiều tới châu Âu cũng như tiếp nhận nhiều FDI từ khu vực này – cũng nằm trong vòng ảnh hưởng.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Giorgio Aliberti, đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam, nhận định, thỏa thuận xanh của châu Âu sẽ tác động đến nhiều phương diện của Việt Nam, từ tổng thể nền kinh tế đến cá nhân mỗi người dân.
Thông qua những quy định mới để đạt được mục tiêu mới của châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nỗ lực cải thiện quá trình sản xuất, sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của cả thị trường trong nước.
“Khi chúng ta thực hiện các yêu cầu theo thỏa thuận xanh, chúng ta buộc phải áp dụng những công nghệ mới, công cụ mới. Điều này có thể giúp Việt Nam đạt được những bước tiến nhảy vọt, cũng như tận dụng được các công nghệ trong thời gian tới”, ông Giorgio Aliberti nhấn mạnh.
Cơ hội này càng trở nên rộng mở hơn khi Việt Nam đang sở hữu vị thế tốt hơn nhiều quốc gia trong khu vực nhờ đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do.
Tuy nhiên, theo vị đại sứ, các mục tiêu “xanh” đòi hỏi khoản tiền khổng lồ để có thể triển khai – một thách thức rất lớn không chỉ đối với Việt Nam, mà còn ngay cả với khu vực lớn như châu Âu.
Dù vậy, Việt Nam không hề đơn độc trong tiến trình này, bởi chính phủ sẽ có sự hỗ trợ từ bên ngoài, và từ cả khu vực tư nhân, ông Giorgio Aliberti cho biết. Câu hỏi đặt ra là làm sao để thu hút nguồn lực từ tư nhân, và điều này dẫn tới thách thức thứ hai liên quan đến quy trình thủ tục.
“Thủ tục thông thoáng, minh bạch, khả đoán – có thể đoán trước được – sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài. Khi chúng ta có những thay đổi tốt đẹp như vậy, khu vực tư nhân – cả nước ngoài và Việt Nam – sẽ tham gia hăm hở hơn vào tiến trình này, từ đó giúp phát triển kinh tế tư nhân, phát triển nền kinh tế chung, mang lại lợi ích cho mỗi người dân Việt Nam”, vị đại sứ nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất về hành động biến đổi khí hậu, chính sách môi trường, việc làm và xã hội, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, nhận định điều quan trọng hiện nay là tạo môi trường tốt để khu vực tư nhân tham gia – bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp nội địa.
Theo kinh nghiệm, chính phủ có thể kêu gọi khối tư nhân thông qua tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, hỗ trợ tốt với những quy phạm pháp luật sửa đổi hợp lý, mang tính khuyến khích.
Đơn cử, châu Âu đã đưa ra những định danh cụ thể về việc sử dụng năng lượng sạch để doanh nghiệp có những tiêu chí cụ thể để căn cứ, tiến hành đầu tư. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận đến những khoản vay ưu đãi.
Ngay sau COP26, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các cam kết của Việt Nam.
Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Phó thủ tướng Lê Văn Thành là phó trưởng ban, thành viên là các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.
Cam kết và tham gia cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, phát triển bền vững là xu thế tất yếu, đồng thời thể hiện quan điểm và chỉ đạo thống nhất của Đảng, của Bộ Chính trị về ứng phó với biến đổi khí hậu, cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn 2021 – 2025, và hướng tới các mục tiêu cụ thể phát triển đất nước đến năm 2030 và năm 2045.
Theo Thông báo số 30/TB-VPCP, đối với các thành viên ban chỉ đạo, Thủ tướng yêu cầu trong quý I/2022, chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, gửi Bộ Tài nguyên và môi trường để tổng hợp, xây dựng Đề án thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.
Các dự án năng lượng tái tạo tại khoảng 50 quốc gia mang lại cơ hội đầu tư lên tới 2.000 tỷ USD và tạo ra việc làm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Các nhà đầu tư ngoại đang cho thấy tham vọng nắm quyền kiểm soát tại nhiều dự án điện tái tạo ở những khu vực có vị trí chiến lược.
Thành công phi thường của điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam là lời cảnh tỉnh về triển vọng các dự án nhiệt điện than, theo Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA).
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.