Tiêu điểm
Cơ hội cho Trung Quốc từ đợt bùng dịch mới tại Việt Nam, Ấn Độ
Dịch Covid-19 khiến vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu giảm đáng kể nhưng mới đây cũng mang lại cho nước này cơ hội quay trở lại.
Mặc dù Trung Quốc đã phục hồi tương đối mạnh mẽ nhờ kiểm soát dịch Covid-19 nhanh chóng, xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi nền kinh tế này trong dài hạn tiếp tục diễn ra, theo kết quả khảo sát từ Qima, đơn vị cung cấp hàng đầu về các giải pháp cho chuỗi cung ứng.
Vào năm 2019, 96% doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ và 100% doanh nghiệp có trụ sở tại châu Âu khi được hỏi đã liệt kê Trung Quốc là một trong ba thị trường cung ứng hàng đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm xuống vào quý đầu năm nay, lần lượt ở mức 77% và 80%.
Qima đánh giá vị thế nguồn cung hàng đầu của Trung Quốc đã bị lung lay từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và bị bồi thêm một cú đánh từ đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên.
Những người mua muốn đa dạng hóa nguồn cung ngoài Trung Quốc đã tìm đến Việt Nam, Ấn Độ khi dữ liệu cho thấy hoạt động thanh tra, kiểm tra nguồn hàng từ hai thị trường này gia tăng đáng kể.
Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 tại Việt Nam và Ấn Độ mới đây có thể giúp Trung Quốc thay đổi vận may.
Cơ hội quay trở lại của Trung Quốc
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trước đây đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất toàn cầu quyết định dịch chuyển một phần hoặc hoàn toàn chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất, phân phối sản phẩm và dịch vụ ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế quan gia tăng.
Dòng đầu tư dịch chuyển này đã giúp một số quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ hưởng lợi.
Tuy vậy, tình thế hiện nay dường như đang thay đổi, chuỗi cung ứng có thể quay trở lại Trung Quốc khi số ca mắc Covid-19 tăng nhanh tại hai công xưởng hàng đầu của thế giới, ông Zhang Zhiwei, kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, phân tích.
Đơn cử, Samsung, Foxconn cùng nhiều doanh nghiệp tên tuổi khác vào thời điểm trước đại dịch đã chuyển một phần hoặc hoàn toàn nhà máy khỏi Trung Quốc, tái thiết lập tại Việt Nam, Ấn Độ dưới tác động của chiến tranh thương mại.
Thế nhưng đợt bùng phát dịch mới nhất tại hai thị trường này đã buộc các nhà máy của Foxconn – nhà thầu sản xuất lớn của Apple – phải đóng cửa, đồng nghĩa với việc quá trình chuyển dịch trên tạm dừng.
Vấn đề mấu chốt là hoạt động đi lại từ nước ngoài bị đình trệ khiến các doanh nghiệp đa quốc gia không thể cử nhân viên đến Ấn Độ hay Việt Nam để thiết lập các nhà máy mới, ông Zhang Zhiwei nhấn mạnh trong chương trình của CNBC mới đây.
Số ca nhiễm mới tại Ấn Độ đã liên tiếp ghi nhận mức mới trong tháng 4 và cho đến nay có rất ít dấu hiệu suy giảm. Các nhà kinh tế dự báo quốc gia Nam Á này sẽ quay đầu suy giảm tăng trưởng trong quý II.
Các nhà sản xuất ô tô quốc tế như Honda, Suzuki và Yamaha Motors đã tạm đóng cửa các nhà máy vào tháng này trong khi Foxcoon cũng bị ảnh hưởng do các ca nhiễm.
South China Morning Post dẫn lời Cameron Johnson, giảng viên trợ giảng tại Đại học New York và là đối tác của công ty tư vấn quản lý Tidal Wave Solutions tại Thượng Hải, cho biết trước tình hình của Ấn Độ, một số công ty đa quốc gia đã tạm thời chuyển hướng đặt hàng sang các nhà máy tại Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt là các linh kiện ô tô và thiết bị gia đình.
Tại Việt Nam, tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu tạm đóng cửa bốn khu công nghiệp, trong đó có tới ba cơ sở sản xuất của Foxconn, để phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Ông Zhang Zhiwei nhận định tình hình hiện nay có thể có lợi cho Trung Quốc nhưng mức độ đến đâu còn phụ thuộc vào diễn biến dịch, thời gian kéo dài tại thị trường Ấn Độ và Việt Nam.
Hiện tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trung bình đạt 20 – 40% mỗi tháng. Vị chuyên gia đánh giá nếu các đơn vị sản xuất tại Ấn Độ và Việt Nam sớm quay trở lại hoạt động, xuất khẩu của Bắc Kinh có thể giảm xuống trong nửa cuối năm khi quá trình dịch chuyển được tiếp tục.
Trong trường hợp ngược lại, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng khoảng 20 – 30% trong năm tới.
Rời Trung Quốc, chuỗi cung ứng mua mạnh hàng hóa từ Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.