Khởi nghiệp

Cơ hội để Việt Nam phát triển nền kinh tế số

Việt Hưng Thứ sáu, 10/01/2020 - 13:29

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang sở hữu lợi thế về nguồn lực con người và sự ủng hộ của Chính phủ. Bởi vậy tạo ra làn sóng, động lực quốc gia về phát triển kinh tế số là hướng đi mà Việt Nam có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế số hóa mạnh mẽ hơn nữa.

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động kinh tế không chỉ đơn thuần là việc trao đổi hàng hóa giữa người với người mà dựa trên các công nghệ kỹ thuật số.

Đó chính là nền kinh tế số (còn được gọi là kinh tế web, kinh tế Internet hay kinh tế mới) là nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số. Kinh tế số bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số để giúp cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua thương mại điện tử được dễ dàng hơn.

Nhờ có nền kinh tế số mà hiệu suất kinh tế đạt được nhiều thành quả cao, các ngành công nghiệp có bước chuyển biến đột phá trong mô hình kinh doanh, từ thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội (Facebook, instagram), giải trí (Netflix, Pinterest), đến GTVT (Uber, Grab) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Lazada, Shoppe)...đây chính là những bước phát triển của kinh tế số hóa trong đời sống của người dân Việt Nam những năm gần đây.

Vì trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn cầu thì đó chính là những đóng góp của kinh tế số hóa đối với các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia vào chuỗi công nghệ toàn cầu. Việt Nam cũng phải hòa nhịp cùng guồng quay kỹ thuật số của thế giới. Vậy nước ta đang ở vị trí nào trong nền kinh tế số hóa và cần làm gì để phát triển kinh tế số hóa, hòa nhập vào guồng quay đó?

Trong một nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ) đã cho thấy hiện nay Việt Nam đang đứng ở vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời đứng ở vị trí 22 về tốc độ phát triển số hóa. Những con số này đã chứng tỏ sự thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, là bước ngoặt giúp kinh tế - xã hội Việt phát triển lên một tầm cao mới.

Bên cạnh đó theo các chuyên gia thì Việt Nam đang sở hữu lợi thế về nguồn lực con người và sự ủng hộ của Chính phủ. Bởi vậy tạo ra làn sóng, động lực quốc gia về phát triển kinh tế số là hướng đi mà Việt Nam có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế số hóa mạnh mẽ hơn nữa.

Giáo sư Nguyễn Đức Khương - Chuyên ngành tài chính Đại học IPAG của Pháp đã cho rằng: "Chúng ta cần xây dựng nền tảng kinh tế số hóa tại doanh nghiệp và tại quốc gia của mình. Nếu như các doanh nghiệp trên thế giới đã bắt đầu đi vào việc kinh tế số hóa và họ chuyển hóa về số hóa rất nhanh, thì mọi phương tiện liên lạc, truyền thông và công tác vận hành đều thông qua công nghệ và các công nghệ phụ trợ. Vì vậy nếu chúng ta không nằm trong các công nghệ phụ trợ đó thì rõ ràng chúng ta không thể trở thành đối tác của họ được".

Cơ hội để Việt Nam phát triển nền kinh tế số
Giáo sư Nguyễn Đức Khương - Chuyên ngành tài chính Đại học IPAG của Pháp

Tuy nhiên kinh tế số hóa cũng tạo ra luật chơi mới và yêu cầu các doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi này phải có sự sáng tạo thích ứng nhanh với thị trường nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Phân tích về cơ hội đến từ nền kinh tế số, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, thế giới đang bước vào kỷ nguyên số và nói đến kỷ nguyên số là nói đến đột phá công nghệ và chuyển dịch lao động. Việt Nam tuy xuất phát sau, nhưng có cơ hội, điều kiện rất lớn để thực hiện cách mạng 4.0.

Việt Nam có hơn 64 triệu người sử dụng internet, cao hơn mức trung bình của thế giới, nằm trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng internet cao nhất tại Châu Á. Năm 2017, Việt Nam thuộc top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới, 16%; đến 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Cũng trong năm qua, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã tăng 12 bậc lên vị trí thứ 47 toàn cầu. Chỉ số chính phủ điện tử cũng tăng thêm 10 bậc.

Năm 2020, khi thế giới bắt đầu triển khai 5G, Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai 5G. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt nam như Viettel, FPT, VNPT đang đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ không chỉ trong nước mà còn mở rộng sang thị trường quốc tế.

Đó là những lợi thế mới của Việt Nam trong nền kinh tế số, bên cạnh những lợi thế truyền thống: vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi... Chủ tịch VCCI cho biết thêm, chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam đứng thứ 6 trong số 54 nền kinh tế tham gia khảo sát. Kết quả nghiên cứu của AlphaBeta cũng xếp hạng Việt Nam ở vị trí thứ 2 về môi trường đầu tư công nghệ và thứ 3 về nhân tài số trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương…

Theo đánh giá của Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), trong 10 năm qua, nền kinh tế số Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về cơ sở hạ tầng và thị trường kinh doanh.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của một nền kinh tế kỹ thuật số cũng đi kèm với nhiều thách thức. Ngoài các vấn đề về thể chế và pháp lý, an ninh mạng là một rủi ro lớn. Theo thống kê từ Trung tâm an ninh mạng quốc gia, năm 2018, quốc gia này đã chứng kiến hơn 10.000 vụ tấn công mạng.

Trưởng nhóm ứng phó khẩn cấp máy tính cho biết, Việt Nam nằm trong số ba quốc gia hàng đầu (sau Ấn Độ và Trung Quốc) trong tình trạng báo động đỏ với một số lượng lớn botnet (mạng máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại và do tội phạm mạng chỉ huy từ xa) kiểm soát trái phép địa phương máy tính.

Cơ hội để Việt Nam phát triển nền kinh tế số 1
Trong năm qua, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã tăng 12 bậc lên vị trí thứ 47 toàn cầu.

Một thách thức đáng chú ý khác nằm ở quá trình hội nhập. Việt Nam là một phần của một số hiệp định thương mại phát triển nhất trên thế giới, như Hiệp định toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.

Nhiều quốc gia đã xác định chuyển đổi số là một con đường quan trọng cho sự phát triển của họ. Hội nhập tạo ra áp lực cạnh tranh từ các quốc gia khác; tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp cận với kiến thức và công nghệ mới nổi.

Để tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, những vấn đề này đòi hỏi các giải pháp hỗ trợ đồng bộ và nỗ lực từ cả khu vực tư nhân và công cộng.

Một chuyên gia về chuyển đổi kỹ thuật số đã đề xuất việc tạo ra các hành lang pháp lý thuận lợi với các tài liệu quy phạm phù hợp với nền kinh tế kỹ thuật số.

Chính phủ và khu vực tư nhân cần nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và trang bị các giải pháp công nghệ kỹ thuật số hiện đại để triển khai các ứng dụng kỹ thuật số được kết nối thông minh, tăng tốc các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao hiệu quả của quản trị điện tử.

Cũng cần có ưu đãi thuế cho các hoạt động đầu tư khi phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và bảo mật thông tin. Các chuyên gia đã khuyến nghị triển khai các dịch vụ 5G vì nó sẽ tạo ra một cơ sở tốt cho kết nối.

Nhân lực CNTT cũng đóng một vai trò quan trọng. Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của đất nước nhằm mục đích đẩy nhanh việc xã hội hóa giáo dục CNTT, đặc biệt là cập nhật các chương trình đào tạo liên quan đến các xu hướng công nghệ mới, như IoT và AI, và cung cấp cho sinh viên quyền truy cập vào lĩnh vực này càng sớm càng tốt.

Xác định chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là chủ đề trọng tâm của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ mới, đổi mới sáng tạo là động lực cho sự phát triển bền vững, bao trùm cho Việt Nam.

Cần sử dụng công nghệ nhiều hơn, nhất là công nghệ mới, công nghệ số để giải quyết các bài toán của ngành, của xã hội. Đặc biệt trong công nghiệp ICT, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, về "Make in Vietnam".

Theo đó, sẽ thúc đẩy phát triển các loại doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chuyển sang làm công nghệ, công nghiệp; các doanh nghiệp ICT cần hoạt động theo sứ mạng mới phát triển công nghệ Việt Nam chuyển đổi số cho đất nước theo hướng doanh nghiệp tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác; doanh nghiệp startup và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và mô hình kinh doanh mới.

Bộ sẽ có quy định về thử nghiệm chính sách Sandbox, đặc khu về thử nghiệm công nghệ, mô hình kinh doanh mới; triển khai Trung tâm chính sách cho cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G để năm 2020 Việt Nam có thiết bị 5G. Tất cả cho mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số, tiến lên nền kinh tế số vững mạnh của Việt Nam.

Ba trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam

Ba trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm
Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Ba trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam

Ba trụ cột của nền kinh tế số Việt Nam

Khởi nghiệp -  4 năm
Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.
Tận dụng dữ liệu hiệu quả trong kỉ nguyên 4.0

Tận dụng dữ liệu hiệu quả trong kỉ nguyên 4.0

Khởi nghiệp -  4 năm

Một chiến lược tận dụng dữ liệu toàn diện sẽ là chìa khoá tăng trưởng cho cho mọi tổ chức muốn vươn lên trong một nền kinh tế dữ liệu như hiện nay.

Đằng sau nền tảng phục vụ 40 triệu người dùng

Đằng sau nền tảng phục vụ 40 triệu người dùng

Khởi nghiệp -  4 năm

Stringee là nền tảng (SDK/API) cung cấp tính năng Nghe - Gọi - Chat - SMS giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng, bán hàng tốt hơn.

Triết lý khởi nghiệp của các doanh nghiệp tỷ đô

Triết lý khởi nghiệp của các doanh nghiệp tỷ đô

Khởi nghiệp -  4 năm

Khởi tâm trước khi khởi nghiệp là điểm chung của nhà sáng lập các doanh nghiệp tỷ đô như Facebook, P&G, Grab, TH Group...

Mặt trận thật trên mạng xã hội ảo

Mặt trận thật trên mạng xã hội ảo

Khởi nghiệp -  4 năm

Hiện nay 4 trong 5 mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam là của doanh nghiệp nước ngoài, dù người Việt Nam đã tạo ra hàng trăm mạng xã hội khác nhau, nhưng khả năng cạnh tranh với người khổng lồ Facebook, Google là điều gần như không thể.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".