Tiêu điểm
Cơ hội lớn cho thuỷ sản Việt từ làn sóng Covid-19 mới
Thủy sản của Việt Nam đang có cơ hội giành thị phần tại các nước nhập khẩu lớn từ các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Thái Lan...
Từ năm 2020 đến tháng 2/2021, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều thách thức do gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, sự phục hồi đã diễn ra trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4 năm nay, khi xuất khẩu thủy sản tăng lần lượt 17 – 30% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng diễn ở nhiều mặt hàng và nhiều thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Việt Nam, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 4 tháng đầu năm nay đạt 2,5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp Việt ngày càng tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trường từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng như xử lý tốt hơn các tình huống trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp trong nước và trên thế giới.
VASEP dự kiến xuất khẩu thủy sản trong quý II/2021 sẽ tiếp tục tăng trưởng 10% và khả năng đạt 2,1 tỷ USD, đặc biệt tôm và hải sản sẽ là những sản phẩm tiếp tục có sự tăng trưởng khá.
Con số này được đưa ra khi thủy sản Việt đang đứng trước hai cơ hội lớn. Thứ nhất là giành thị phần từ đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…
Thứ hai là tiếp tục tăng trưởng từ mảng bán lẻ và bán hàng trực tuyến trong khi nhu cầu từ kênh nhà hàng sẽ sớm phục hồi.
Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, đang gặp khó khăn với sản xuất và xuất khẩu do chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Nước này sản xuất khoảng 650.000 – 700.000 tấn tôm trong năm 2020, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước đó.
Làn sóng Covid-19 gần đây ở Ấn Độ đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, trái ngược với nhiều dự báo về việc sản lượng sản xuất tôm ở Ấn Độ sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2021.
Do đó, điều này tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh lớn như Ecuador, Indonesia và Việt Nam cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu lớn, đặc biệt là Mỹ. VASEP dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu tăng nhẹ trong khi nguồn cung từ nhiều nước sản xuất sẽ giảm do Covid-19.

Theo Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA), trong quý I/2021, xuất khẩu tôm nguyên liệu của Ấn Độ sang Mỹ giảm 9% so với cùng kỳ về sản lượng và giảm 10% so với cùng kỳ về giá trị. Trong khi đó, các nước đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng.
Ecuador là nước hưởng lợi tức thì trong quý đầu năm nay, với mức tăng trưởng 37% so với cùng kỳ về sản lượng và 44% về giá trị. Trước đó Ecuador đã tăng tới 50% về giá trị trong năm 2020. Ecuador có lợi thế cạnh tranh nhờ giá bán bình quân thấp nhất trong nhóm 5 nước hàng đầu cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ.
Trong khi đó, Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ, khi trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu tôm nguyên liệu tăng 41% về sản lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, giá xuất khẩu tôm nguyên liệu của Việt Nam vẫn ở mức khá cao so với các đối thủ cạnh tranh. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu tôm sú trong quý đầu năm nay giảm do sản phẩm này thường được tiêu thụ trong các kênh nhà hàng và khách sạn vẫn đang đóng cửa một phần do dịch.
Bên cạnh đó, Covid-19 đang làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, trong đó nhu cầu với tôm chế biến tăng lên đáng kể. Đây luôn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước Ecuador tại thị trường Mỹ và đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới (EU và Nhật Bản ưa chuộng tôm chế biến).
Trong quý I/2021, Việt Nam xếp thứ 3 về sản lượng tôm chế biến xuất khẩu sang Mỹ, chỉ sau Indonesia và Ấn Độ, đồng thời là nước đạt mức tăng trưởng cao nhất về giá trị trong Top 5 nước xuất khẩu hàng đầu tôm chế biến sang thị trường này.
Nhu cầu tiêu thụ tôm ở Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục tăng vững chắc trong năm nay. Trước đó, doanh số bán lẻ đã có những bước nhảy vọt trong năm 2020 như tôm nguyên liệu đông lạnh, ngành công nghiệp trị giá 2 tỷ USD, tăng mức đáng kinh ngạc 47%, tôm nấu chín đông lạnh tăng 25%. Nhu cầu dịch vụ ăn uống có thể sẽ tăng lên khi nhiều người được tiêm chủng hơn và doanh số bán lẻ cũng sẽ không giảm, vì vậy đó là một triển vọng rất tươi sáng. Thực tế, từ đầu năm đến nay, Mỹ nhập khẩu tôm rất mạnh.
Về cá tra, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm này được hưởng lợi từ nhu cầu tại Mỹ phục hồi. Theo VASEP, xuất khẩu cá tra Việt Nam trong quý đầu năm nay tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020 và trong nửa đầu tháng 4/2021 đang tăng mạnh 26% so với cùng kỳ.
Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ (thị trường hàng đầu) tăng trở lại lần lượt 16% trong quý I/2021 và 120% trong nửa đầu tháng 4/2021.
Hiệp hội này cũng dự đoán giá bán bình quân từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021 đã chạm đáy do cả các yếu tố chu kỳ và nhu cầu dễ ảnh hưởng do dịch bệnh. Giá bán bình quân tại tất cả thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm, tuy nhiên chi phí logistics vẫn tiếp tục cao.
VASEP kiến nghị TP.HCM hoãn thu phí hạ tầng cảng biển tránh “phí chồng phí”
Thủy sản Vĩnh Hoàn lập công ty làm nước ép
'Nữ hoàng cá tra' Vĩnh Hoàn đã liên tục mở rộng đầu tư sang nhiều mảng kinh doanh mới thời gian qua.
Thủy sản Vĩnh Hoàn bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá
Theo đánh giá của KBSV, mặc dù mức thuế 0,09 USD/kg là không đáng kể so với giá bán (khoảng 3,5 USD/kg) và mức thuế của các doanh nghiệp cùng ngành, nhưng mức thuế này vẫn tăng thêm rủi ro đáng kể cho Vĩnh Hoàn.
Thủy sản Vĩnh Hoàn kiếm lãi từ chứng khoán
Sở hữu lượng lớn tiền mặt, Ban lãnh đạo Công ty Thủy sản Vĩnh Hoàn quyết định đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết từ đầu năm và ghi nhận kết quả tích cực.
Vắc xin cho tương lai ngành thủy sản hậu Covid-19
Công nghệ blockchain được đánh giá là cơ hội cho chuỗi cung ứng ngành thủy sản trong bối cảnh bị gián đoạn vì dịch Covid-19.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An
Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới
Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.