Tiêu điểm
VASEP kiến nghị TP.HCM hoãn thu phí hạ tầng cảng biển tránh “phí chồng phí”
VASEP cho rằng việc TP.HCM thu các loại phí trong khu vực cửa khẩu cảng biển từ ngày 1/7/2021 khiến phí chồng phí đè nặng lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, làm giảm sức cạnh tranh trong bối cảnh khó khăn do Covid-19.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) mới đây có gửi văn bản kiến nghị Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ yêu cầu TP.HCM xem xét không thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, ít nhất là cho đến hết 31/12/2021.
Đồng thời điều chỉnh các mức thu nói trên giảm xuống theo hướng không coi đây là nguồn đóng góp ngân sách chính cho TP.HCM
“Việc thu phí này đang tạo ra nhiều bất hợp lý”, hiệp hội này nhận định.
VASEP cũng đề nghị TP.HCM cần công khai, minh bạch cụ thể các khoản thu và chi vào các công trình. "Không sử dụng ngân sách thu từ các khoản trên vào các hoạt động, các công trình không phục vụ hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu tại cảng biển của các doanh nghiệp".
Trước đó, tại kỳ họp thứ 23, ngày 9/12/2020, TP.HCM đã thông qua nghị quyết ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố, áp dụng với các lô hàng xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, chuyển khẩu tại tất cả cảng biển ở TP.HCM.
Đề án này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố để hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khu vực cửa khẩu cảng biển.
Thời gian thu phí được chia làm 2 giai đoạn, trong đó, từ 1/7/2021 đến hết ngày 31/7/2021, thu phí tại cụm cảng Cát Lái thuộc quản lý, giám sát của Hải quan Khu vực 1. Giai đoạn 2 từ ngày 1/8/2021 tổ chức thu phí cho toàn bộ các cảng trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, tại các cửa khẩu, cảng biển áp dụng mức phí 2,2 triệu đồng/cont 20ft (trên mỗi container 20 feet), 4,4 triệu đồng/cont 40ft hàng khô đối với hàng tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan, hàng chuyển cảnh, chuyển khẩu.
Đối với hàng nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM là 500.000 đồng/cont 20ft và 1,1 triệu đồng/cont 40ft hàng khô, 30.000 đồng/tấn hàng lỏng. Còn với hàng nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại TP.HCM là 250.000 đồng/cont 20ft hàng khô; 500.000 đồng/cont 40ft hàng khô và 15.000 đồng/tấn hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.
Theo tính toán của VASEP, việc thu phí này khiến phí chồng phí. Doanh nghiệp sẽ phải trả các loại phí lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đơn cử như doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa, mỗi năm trung bình xuất khẩu 3.000 container thì phải trả tới 5,5 tỷ đồng/ năm cho khoản phí hạ tầng cảng biển mới. Ngoài ra, tiền phí trạm BOT mỗi năm là 7,5 tỷ đồng. Do đó, họ phải trả tới 13 tỷ đồng trong một năm. Trong khi đó, khoản này chưa bao gồm các loại phí liên quan đến hạ tầng mà các cảng biển đang thu hiện tại như phí cầu tàu, phí lưu cont, lưu bãi, phí cắm điện, nâng hạ cont…
Hiện nay, hơn 70% lượng hàng thủy sản xuất nhập khẩu đang tập trung tại các cảng biển của TP.HCM. Các chi phí logistics của Việt Nam cũng đang ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm sức cạnh tranh đáng kể của các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của Việt Nam nói chung.
Loại phí mới này sẽ làm gia tăng thêm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh trong bối cảnh doanh nghiệp hiện gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế xảy ra bởi dịch bệnh Covid-19.
Giải pháp căn cơ cho lĩnh vực logistics
Giải pháp căn cơ cho lĩnh vực logistics
Nếu chi phí kho vận (logistics) tại Việt Nam ngày càng giảm xuống thì chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt sẽ được cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh về tốc độ giao hàng và giá bán sản phẩm trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.
Tiềm năng và thách thức của ngành logistics Việt Nam
Với tổng doanh số xuất nhập khẩu hàng năm lên đến vài trăm tỷ USD và hàm lượng giá trị chế biến còn thấp nên tỷ trọng giá vận chuyển rất cao, trong khi 80% ngành vận tải logistics viễn dương nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức to lớn của ngành logistics trong nền kinh tế Việt Nam hướng biển.
Kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics Đông Nam Á
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch công ty logistics (Starlinks), nhiều doanh nghiệp đang đầu tư hàng tỷ USD với mong muốn đưa Việt Nam trở thành trọng điểm logistics của khu vực, tận dụng những thành tựu của chuyển đổi số.
Chuỗi cung ứng lạnh đang ‘hâm nóng’ ngành logistics
Xu hướng hậu cần thân thiện với môi trường và chuỗi cung ứng lạnh hứa hẹn sẽ khuấy động thị trường logistics năm 2021.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.