Tài chính
Cổ phiếu Techcombank giảm sàn trong ngày giao dịch đầu tiên
Diễn biến không thuận lợi trên thị trường chứng khoán thời gian qua khiến mức giá chào sàn 128.000 đồng của cổ phiếu Techcombank trở nên bất hợp lý.
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – TCB) hôm nay đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán với giá tham chiếu 128.000 đồng.
Cổ phiếu TCB được đưa vào giao dịch trong bối cảnh thị trường chứng khoán đã có tín hiệu tạo đáy và đi lên sau khi lao dốc trong tháng 4 và tháng 5. Phiên giao dịch ngày 4/6 cũng cho thấy sự tích cực khi VN Index tăng gần 21 điểm vượt ngưỡng 1.000 điểm với khối lượng giao dịch đạt trên 5.000 tỷ đồng.
Các cổ phiếu ngân hàng hôm nay tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường với sự bứt phá của hàng loạt mã cổ phiếu như BID, ACB, VPB. Các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, VNM cũng tăng điểm trong phiên hôm nay.
Mặc dù vậy, đi ngược với thị trường chung, cổ phiếu TCB đã bị bán tháo mạnh từ đầu phiên. Cổ phiếu này đã giảm kịch biên độ, tương đương 20%, xuống còn 102.400 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên sáng, cổ phiểu TCB bị dư bán 1,2 triệu đơn vị.
Đến chiều, lực cầu TCB đã mạnh mẽ hơn. Có những thời điểm cổ phiếu TCB hồi phục và giao dịch ở giá 105.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, tới cuối phiên, lực mua yếu dần trong khi bên bán vẫn rất mạnh mẽ. Hết phiên, có tổng cộng 2,8 triệu cổ phiếu TCB tham gia giao dịch, tương đương với thanh khoản trên 280 tỷ đồng. TCB quay trở về mức giá sàn dư bán trên 360.000 cổ phiếu.
Việc cổ phiếu TCB sập sàn trong ngày đầu giao dịch đã nối dài những thương vụ cổ phiếu OTC đình đám lên sàn thất bại trong năm nay. Trước TCB, diễn biến giá cổ phiếu nhóm dầu khí như BSR, OIL, POW hay bất động sản như VHM cũng không thuận lợi.
Với mức giá hiện tại 102.400 đồng, Techcombank vẫn có vốn hóa hơn 119.350 tỷ đồng, quy mô thứ 2 trong nhóm ngân hàng, chỉ đứng sau Vietcombank, đứng thứ 7 trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE), chiếm khoảng 3,78% VN Index.
Mặc dù vậy, vốn hóa của Techcombank có nguy cơ giảm nhanh nếu giá cổ phiếu của ngân hàng này tiếp tục điều chỉnh trong các phiên giao dịch tới.
Nhà đầu tư bán tháo Techcombank khi cổ phiếu nhóm ngân hàng đã rơi rất mạnh trong khoảng 1 tháng vừa qua, với mức sụt giảm trung bình từ 20 – 30%. Cá biệt như trường hợp VPBank, cổ phiếu ngân hàng này có thời điểm bốc hơi 40% so với mức đỉnh.
Diễn biến trên khiến mức định giá 128.000 đồng mà Techcombank đưa ra trở nên bất hợp lý. Năm ngoái, HSBC đã chấp nhận thoái toàn bộ vốn khỏi Techcombank với mức giá 23.000 đồng sau 12 năm đầu tư. Nhưng chỉ sau 9 tháng kể từ ngày HSBC ra đi, giá cổ phiếu đã tăng lên tới 6 lần.
Một yếu tố khác, trước khi lên sàn, Techcombank cho biết sẽ tăng vốn điều lệ sau khi niêm yết, với quy mô gấp 3 lần thông qua chia cổ thưởng. Vốn điều lệ của nhà băng này dự kiến tăng từ 11.655 tỷ đồng lên 34.966 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến là giữa tháng 7/2018.
Lãnh đạo của Techcombank cho biết, sau khi chia thì cổ phiếu của TCB sẽ ở quanh mức giá khoảng 40.000 đồng, tương đương với các ngân hàng khác, vì vậy ‘cổ phiếu của TCB không đắt’.
Để tạo niềm tin cho thị trường, trước khi lên sàn, Techcombank cũng đã bán 164 triệu cổ phần cho các nhà đầu tư với giá 128.000 đồng/cp, thu hút hàng loạt những quỹ đầu tư lớn như GIC của chính phủ Singapore, Fidelity và Dragon Capital.
Theo bản cáo bạch, hiện Techcombank có duy nhất một cổ đông lớn là Tập đoàn Masan, sở hữu 14,99%. Khối ngoại đang nắm giữ 22,5% cổ phần tại ngân hàng này.
Quỹ ngoại mua cổ phiếu Techcombank với giá gấp đôi Vietcombank và VPBank
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi
Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.