Còn 250.000 tỷ vốn đầu tư công phải giải ngân trong quý IV/2021

Lam Giang Thứ tư, 29/09/2021 - 09:08

Đây là thách thức rất lớn trong 3 tháng tới khi còn hơn 50% nguồn vốn đầu tư công phải giải ngân, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao mới làm được, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 8 tháng đầu năm giải ngân vốn đầu tư công đạt 183.320 tỷ đồng, tương đương 39,74% kế hoạch. Dự kiến số vốn giải ngân đến hết tháng 9 đạt 218.550 tỷ đồng (47,38%). Do đó, theo kế hoạch Thủ tướng giao trong năm 2021, vẫn còn khoảng 242.750 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa giải ngân.

Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện mới có 4 bộ, 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60%. 76/114 ban, bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước (47%), có cơ quan chưa giải ngân được đồng nào.

Tình hình trên có nguyên nhân khách quan do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ngoài dự báo. Tuy nhiên, trong điều kiện chung, vẫn có cơ quan, địa phương giải ngân tốt, cho nên vấn đề vẫn là khâu tổ chức thực hiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đầu tư công ngày 28/9.

Ông nhấn mạnh, nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, biểu hiện ở một số điểm như xây dựng các dự án, chuẩn bị đầu tư tính toán không kỹ càng, dàn trải; từ dàn trải dẫn tới thiếu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và không đúng bản chất đầu tư công là đầu tư cho phát triển.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp để tổ chức thực hiện có những nơi, những lúc thiếu tập trung, thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể, đặc biệt là khâu kiểm tra, giám sát chưa nghiêm túc. Công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, có nơi thiếu minh bạch, không làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân.

“Năm 2021 chỉ còn 3 tháng nhưng còn hơn 50% nguồn vốn đầu tư công phải giải ngân, đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao mới làm được”, Thủ tướng nêu rõ.

Còn 250.000 tỷ đầu tư công phải giải ngân trong quý IV/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 28/9. Ảnh: Nhật Bắc.

Với vai trò Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết tổng số dự án triển khai trong năm 2021 khoảng 2.511 dự án, trong đó có 2.021 dự án chuyển tiếp từ các năm trước, chỉ có 490 dự án khởi công mới.

Tổ công tác đã tiếp nhận hơn 80 vướng mắc về quy định, trong đó có tới quá nửa là do cách hiểu không đúng, hiểu khác của các địa phương nên dự án bị ‘nghẽn’.

Một nguyên nhân khác là tình trạng chuẩn bị dự án sơ sài nên khi thực hiện khó khăn, có dự án rồi thì lãnh đạo địa phương không tham gia mà giao hết cho các ban quản lý dự án, trong khi ban quản lý không đủ năng lực, dẫn đến tình trạng “gặp vướng mắc thì cứ để đấy, trông chờ”.

Trước thực tế này, Thủ tướng yêu cầu việc giao vốn phải chuẩn bị kỹ càng, lựa chọn đúng các công trình trọng tâm, trọng điểm. Trong điều kiện nguồn vốn nhà nước có hạn, phải theo đúng tinh thần kết luận của Trung ương: đầu tư công phải dẫn dắt và kích hoạt đầu tư của mọi thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển.

Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố được yêu cầu sớm hoàn thành giao kế hoạch vốn chi tiết cho các chương trình, dự án khởi công mới; rà soát kỹ, chủ động điều chỉnh vốn từ dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt, từ cơ quan, địa phương này sang cơ quan, địa phương khác theo quy định.

Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát lại, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính. Thủ tướng yêu cầu các địa phương, bộ ngành tăng cường trao đổi, làm việc trực tuyến, hồ sơ giấy tờ gửi theo đường công văn, "các địa phương không phải cầm hồ sơ trực tiếp chạy lên các bộ ngành Trung ương" để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phiền hà.

Với các vướng mắc về thể chế, Thủ tướng đề nghị tiếp tục rà soát, những vấn đề thuộc thẩm quyền bộ, ngành, địa phương thì phối hợp để giải quyết. Nội dung nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp, trình Chính phủ giải quyết nhanh nhất; nếu vượt thẩm quyền thì chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nhiều ý kiến tại hội nghị đề nghị tách riêng khâu dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư. Việc này đã có dự án cấp quốc gia áp dụng, nên Thủ tướng giao Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Văn phòng Chính phủ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội khi chưa sửa quy định thì cho phép thực hiện thí điểm với các dự án khác.

Lo ngại về 500 dự án đầu tư công chưa được phê duyệt nhưng đã khởi công

Lo ngại về 500 dự án đầu tư công chưa được phê duyệt nhưng đã khởi công

Tiêu điểm -  3 năm
Các đại biểu Quốc hội cho rằng các giai đoạn tới phải khắc phục cho được 513 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng vẫn tổ chức khởi công trước rồi tự động đưa vào danh sách phê duyệt sau. “Điều này đang gây băn khoăn trong dư luận”.
Lo ngại về 500 dự án đầu tư công chưa được phê duyệt nhưng đã khởi công

Lo ngại về 500 dự án đầu tư công chưa được phê duyệt nhưng đã khởi công

Tiêu điểm -  3 năm
Các đại biểu Quốc hội cho rằng các giai đoạn tới phải khắc phục cho được 513 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng vẫn tổ chức khởi công trước rồi tự động đưa vào danh sách phê duyệt sau. “Điều này đang gây băn khoăn trong dư luận”.
VDSC: Tăng tốc đầu tư công sẽ là động lực chính thúc đẩy ngành xây dựng

VDSC: Tăng tốc đầu tư công sẽ là động lực chính thúc đẩy ngành xây dựng

Doanh nghiệp -  3 năm

Khó khăn từ dịch bệnh cộng với giá nguyên vật liệu tăng khiến biên lợi nhuận gộp của nhóm doanh nghiệp xây dựng giảm trong nửa đầu năm. Đánh giá triển vọng ngành xây dựng nửa cuối năm 2021, VDSC cho rằng tăng tốc đầu tư công vào cơ sở hạ tầng là điểm then chốt để thúc đẩy tăng trưởng ngành.

Lo ngại về 500 dự án đầu tư công chưa được phê duyệt nhưng đã khởi công

Lo ngại về 500 dự án đầu tư công chưa được phê duyệt nhưng đã khởi công

Tiêu điểm -  3 năm

Các đại biểu Quốc hội cho rằng các giai đoạn tới phải khắc phục cho được 513 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng vẫn tổ chức khởi công trước rồi tự động đưa vào danh sách phê duyệt sau. “Điều này đang gây băn khoăn trong dư luận”.

Quản lý đầu tư công hiệu quả để phục hồi và phát triển bền vững

Quản lý đầu tư công hiệu quả để phục hồi và phát triển bền vững

Tiêu điểm -  3 năm

Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tình trạng phân tán, phân cấp về quản lý đầu tư công kéo dài trong suốt nhiều năm qua gây ra nhiều cản trở cho nền kinh tế.

Giảm còn 5.000 dự án đầu tư công, vốn ngân sách tăng thêm 120.000 tỷ đồng

Giảm còn 5.000 dự án đầu tư công, vốn ngân sách tăng thêm 120.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  4 năm

Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tiếp tục rà soát để giảm số dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 xuống còn 5.000 dự án, đồng thời tăng tổng vốn ngân sách lên 2,87 triệu tỷ đồng.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  25 phút

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  52 phút

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  21 giờ

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Tiêu điểm -  1 ngày

Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  4 phút

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  6 phút

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  25 phút

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  52 phút

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  58 phút

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Tài chính -  1 giờ

Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Tài chính -  1 giờ

Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.